Văn Học 12: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Vy - 01/04/2022

Tây tiến là một trong những bài quan trọng trong chương trình Ngữ văn 12 Vì vậy, để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng các em phải nắm rõ thông tin cũng như nội dung của bài. Qua bài viết này Team Marathon sẽ đưa đến cho các em những kiến thức cô đọng và đầy đủ nhất.
>>> Xem thêm:

Bài thơ Tây Tiến - Ngữ văn 12
Bài thơ Tây Tiến – Ngữ văn 12 (Nguồn: Internet)

Tác giả Quang Dũng (1921 – 1988)

Tác giả Quang Dũng
Tác giả Quang Dũng (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

  • Tên khai sinh của ông là Bùi Đình Diệm.
  • Quê quán của ông ở làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay nơi đây thuộc Hà Nội).
  • Ông học ở Hà Nội đến bậc Trung học và gia nhập quân đội sau cách mạng tháng Tám.
  • Năm 2001, ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghiệp văn học

  • Phong cách sáng tác: Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài. Ông có thể làm thơ, viết văn, soạn nhạc và vẽ tranh. Phong cách sáng tác của ông đầy phóng khoáng, lãng mạn và hồn hậu.
  • Các tác phẩm chính: Mây đầu ô, Thơ văn Quang Dũng.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tác phẩm Tây Tiến

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tây Tiến

1. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ này được sáng tác khi tác giả đã chuyển sang đơn vị mới và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến

2. Xuất xứ của bài thơ: Tác phẩm được in trong tập thơ Mây đầu ô (1986).

3. Bố cục bài thơ: 4 phần

  • Đoạn 1 (14 câu đầu): Khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến
  • Đoạn 2 (8 câu tiếp): Những kỷ niệm đậm tình quân dân và vẻ đẹp sông nước
  • Đoạn 3 (8 câu tiếp theo): Hình tượng của những người lính Tây Tiến
  • Đoạn 4 (còn lại): Lời thề của đoàn binh Tây Tiến

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Tây Tiến

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Tây Tiến
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Tây Tiến (Nguồn: Internet)

Đoạn 1: Khung cảnh hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc và chặng đường hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến

  • Hình ảnh “Sông Mã” gắn bó với cuộc đời người lính ⟹ Gợi lên nỗi nhớ trong tâm hồn của nhà thơ.
  • Câu thơ đầu là tiếng gọi đồng đội. Câu thơ thứ 2 gợi cảm giác nỗi nhớ vô bờ của nhà thơ

⟹ Cảm xúc chủ đạo của bài thơ, đoạn thơ chính là nỗi nhớ.

  • Bức tranh thiên nhiên vừa dữ dội, hoang vu, hiểm trở vừa thơ mộng, trữ tình của núi rừng
  • Sử dụng từ láy giàu chất gợi hình, gợi tả, gợi cảm: thăm thẳm, khúc khuỷu, heo hút
  • Dốc núi, vực sâu ⟹ Diễn tả sự hiểm trở, những con đường gập ghềnh, đứt đoạn, quanh co của núi rừng Tây Bắc.

⟹ Tác giả đã phác họa một bức tranh thiên nhiên với tất cả dữ dội và hiểm trở, heo hút, hoang vu của núi rừng miền Tây Bắc.

  • Người lính tạm dừng chân ở thung lũng mưa, nhìn thấy ngôi nhà thấp thoáng ⟹ Hình ảnh này mang cảm giác chạnh lòng và nhớ về người thân, gia đình của chàng lính xa nhà.
  • Chi tiết “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời” ⟹ Hình ảnh người lính nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân gian nan, cực khổ. Nhưng đó cũng có thể là sự ra đi vĩnh viễn của người lính.

⟹ Cả đoạn văn nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp anh dũng, bi mà không lụy, bông đùa với cái chết, coi nhẹ cái chết.

Đoạn 2: Những kỷ niệm đậm tình quân dân và vẻ đẹp sông nước của thiên nhiên Tây Bắc

  • Thiên nhiên Tây Bắc
    • Thiên nhiên và con người miền Tây hiện ra với vẻ đẹp mỹ lệ, thơ mộng, trữ tình ⟹ Không gian huyền ảo, rực rỡ, sôi nổi,tưng bừng.
    • Nhân vật “em” với áo xiêm lộng lẫy, vừa duyên dáng, vừa tình tứ vừa e thẹn, trong vũ điệu xứ lạ ⟹ Làm say đắm những người chiến sĩ xa nhà.
  • Cảnh sông nước miền Tây:
    • Không gian: mênh mông, mờ ảo.
    • Con người: dáng hình uyển chuyển, mềm mại
    • Vẻ đẹp của con người hòa cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên: những bông hoa rừng “đong đưa” làm duyên ở trên dòng nước lũ.

⟹ Tác giả như đang vẽ nên khung cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc với những nét vẽ mềm mại, duyên dáng. Ngôn ngữ tạo hình, chất thơ, giàu tính nhạc.

Đoạn 3: Hình tượng của những người lính Tây Tiến

  • Chân dung của người lính:
    • Vừa bi: Ngoại hình khác biệt do hiện thực nghiệt ngã
    • Vừa hùng: không né tránh cái hiện thực khốc liệt đó của chiến tranh, nhưng qua cái nhìn lãng mạn

⟹ Tính cách anh hùng, dữ dằn và oai phong như chúa tể 

  • Nhớ người yêu, những cô gái  xinh đẹp, duyên dáng Hà Thành ⟹ Đằng sau dáng vẻ oai nghiêm, dữ dằn đó là trái tim khao khát yêu thương
  • Cái chết bi tráng mà bất tử ⟹ Tạo bầu không khí thiêng liêng, trang trọng làm giảm đi cái bi thương của những nấm mồ của các chiến sĩ rải ở chốn rừng hoang xa xôi.

⟹ Thái độ kiên quyết nguyện hi sinh vì Tổ quốc, lý tưởng quên mình của các chiến sĩ ⟹ Cái chết đã trở thành bất tử và thấm đẫm vẻ đẹp bi tráng.

 Đoạn 4: Lời thề của đoàn binh Tây Tiến

  • Tây Tiến người đi không hẹn ước” ⟹ Cách nói khẳng định ⟹ Tô đậm lời thề: ra đi không hẹn ngày trở về, một đi là không trở lại.
  • Con đường đến Tây Tiến: “thăm thẳm”, “chia phôi” ⟹ Nỗi xót xa khi rời xa những đồng đội, nghĩ đến đường lên Tây Tiến vời vợi, xa xôi.

⟹ Tâm hồn gắn kết sâu nặng với đoàn quân Tây Tiến

⟹ Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm buồn nhưng tinh thần “chẳng về xuôi” làm toát lên vẻ hào hùng của cả đoạn thơ.

Giá trị của tác phẩm Tây Tiến

Giá trị nội dung

Tác giả đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp hùng vĩ, vừa hoang sơ lại vừa tráng lệ và thơ mộng.

Bài thơ đã xây dựng hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn, mang đậm chất bi tráng.

Giá trị nghệ thuật

Bài thơ mang cảm hứng và bút pháp lãng mạn.

Cách vận dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ Hán Việt, từ tượng hình,..

Tây Tiến là một sự kết hợp hài hòa cả chất họa và chất nhạc trong những vầng thơ.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin và nội dung của tác phẩm Tây Tiến 12 của tác giả Quang Dũng. Mong rằng những kiến thức tổng hợp này sẽ giúp các em thuận lợi trong quá trình ôn luyện và làm bài. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan