Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-323c80-f7f.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2019 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2019 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên Sư phạm Hà Nội 2019 có đáp án

Câu 1:

“Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và đục, trên một cây tùng nào đó.”

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim Đồng, 1999, tr. 30-31).

a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”

Câu 2:

“…Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất.”

(Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, dẫn theo SGK Ngữ văn 6, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.138)

Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 12 câu) theo cách lập luận quy nạp trình bày suy nghĩ của em về những điều câu văn trên gợi ra.

Câu 3:

   Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

   Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

   Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

   Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

   Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

   Mẹ cùng cha công tác bận không về,

   Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

   Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

   Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

   Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

   Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

 

   Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

   Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

   Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

   Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

   “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

   Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

   Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

   [….]

   Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

   Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,

   Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

(Bằng Việt, Bếp lửa, SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017, tr. 144 145)

Cảm nhận của em về ba khổ thơ trên.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1:

a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”

+ Nhân hóa “rừng vẫn reo” nhằm khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho khu rừng có hồn như một cơ thể sống.

+ So sánh: âm thanh của rừng tùng như mạch suối ngầm…, như điệu nhạc khèn … giúp câu văn trở nên đầy sức sống và vang vẳng âm thanh của thiên nhiên của đất trời, tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn cũng như thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả,

Câu 2:

Gợi ý:

Mở đoạn:

Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.

Thân đoạn: Nêu suy nghĩ về câu nói trên:

– Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: nơi để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn…

– “Những đứa con” của đất khi đó chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh tồn, chưa biết làm đầy “tổ sống” mà Mẹ ban cho. Con người chỉ biết khai thác, chưa có ý thức bồi đắp môi trường sống…

– Đánh giá vấn đề:

+ Nêu luận điểm (đồng tình với ý kiến của thủ lĩnh Xi-át-tơn): Điều gì con người làm cho đất đai, cho “tổ sống” , tức là làm cho chính mình.

+ Đất là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng nó cũng có giới hạn. Nếu khai thác đến cạn kiệt, con người sẽ phải trả giá khốc liệt: khai thác gồ bừa bãi dẫn đến lũ lụt, khai thác đất đai dẫn đến nguy cơ động đất, sóng thần; nhà máy và khí thải làm ô nhiễm không khí…

+ Ngược lại nếu con người biết ơn bà mẹ thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường thì sẽ nhận lại bấy nhiêu điều tốt đẹp, mưa thuận gió hòa, đất đai bình yên, mùa màng hoa trái, vạn vật sinh sôi…

– Phê phán: Trong thực tế, nhiều cá nhân, tổ chức chỉ thấy cái lợi trước mắt mà vắt kiệt môi trường tự nhiên: “lâm tặc” khai thác gỗ bừa bãi, “cát tặc” nạo vét lòng sông tùy tiện, lấp sông để xây dựng đô thị…

– Chúng ta cần làm gì? Mỗi người trong chúng ta cùng hành động, chung tay bảo vệ môi trường sống của mình: tiết kiệm điện năng, hưởng ứng Giờ Trái đất…

Kết đoạn:

Qua những lời tâm huyết của vị thủ lĩnh da đỏ, chúng ta thấy được ý thức bảo vệ môi trường đã có từ thời xa xưa. Con người, dù ở bất kì nơi nào, dù không cùng màu da và tiếng nói, hãy xem đất là Mẹ, là nơi thiêng liêng nhất mà loài người cùng chung sống.

Câu 3:

I. Mở bài: giới thiệu về tác giả Bằng Việt và bài thơ “Bếp lửa”.

II. Thân bài: Cảm nhận về 3 khổ thơ.

1. Cảm nhận về khổ thơ 1

   Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

   …….

   Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

– Điệp từ: bà – cháu tạo nên hình ảnh quấn quýt, gần gũi và đầy yêu thương của bà cháu.

Tám năm sống cùng bà là tám năm cháu nhận được sự yêu thương, dạy bảo, dưỡng nuôi tâm hồn từ tấm lòng bà – bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học… Cảm cái công ơn ấy,người cháu lại càng thương bà : “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”. Bà và bếp lửa của bà là chỗ dựa tinh thần, là sự chăm chút,đùm bọc bà dành cho cháu.

– Điệp từ “tu hú” thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của âm thanh, vừa có sự gần gũi nhưng vẫn thể hiện khoảng không mênh mông. Gợi nhớ về kỉ niệm gắn với tiếng chim tu hú trên đồng quê mỗi độ hè về. Tiếng chim như giục giã,như khắc khoải một điều gì da diết khiến lòng trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong.

– Câu hỏi tu từ “Tu hú ơi! Chẳng….” thể hiện tâm trạng của người cháu, nó khiến cho không gian kỉ niệm như có chiều sâu và nỗi nhớ thương bà của cháu càng trở nên thăm thẳm, vời vợi.

2. Cảm nhận về khổ thơ thứ 2

   Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

   …..

   Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!

– Chi tiết thơ đậm chất hiện thực, thành ngữ “cháy tàn cháy rụi” đem đến cảm nhận về hình ảnh làng quê hoang tàn trong khói lửa của chiến tranh. → Hoàn cảnh đất nước có chiến tranh cũng khiến cuộc sống của nhân dân muôn vàn khó khăn.

→ Trên cái nền của sự tàn phá, huỷ diệt ấy là sự cưu mang, đùm bọc của xóm làng đối với hai bà cháu. Vẻ đẹp của tình người toả sáng trong những năm chiến tranh khói lửa.

– Điều khiến đoạn thơ trở nên xúc động nhất là hình ảnh một mình bà già nua, nhỏ bé đã chống chọi để trải qua những gian nan,đau khổ mà không luôn “vững lòng”. Đặc biệt là lời dặn cháu của bà đã làm ngời sáng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ giàu lòng vị tha, giàu đức hi sinh:

   Mày có viết thư chớ kể này kể nọ

   Cứ bảo nhà vẫn được bình yên

→ Bà đã gồng mình gánh vác mọi lo toan để các con yên tâm kháng chiến. Bà không chỉ là chỗ dựa cho đứa cháu thơ, là điểm tựa cho các con đang chiến đấu mà còn là hậu phương vững chắc cho cả tiền tuyến. Bà thật là giàu lòng yêu thương. Chan chứaa trong từng lời thơ, ta cảm nhận được lòng biết ơn, niềm tự hào của người cháu đã trưởng thành khi nghĩ về người bà thân yêu.

3. Khổ cuối bài thơ Bếp Lửa

   Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,

   ………

   – Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…

– Khi đi xa, nỗi nhớ về bà và bếp lửa vẫn khôn nguôi trong lòng người cháu

+ Khổ thơ cuối là lời tự bạch của cháu khi trưởng thành, tác giả làm nổi bật sức mạnh mang tính nguồn cội

+ Người cháu dù đi xa nhưng vẫn khôn nguôi nhớ về bà, nhớ về bếp lửa, quê hương… đó cũng chính là đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc

+ Bài thơ khép lại bằng câu hỏi tu từ có ý nghĩa mở ra những khắc khoải, thường trực trong lòng người cháu về tình cảm, nỗi nhớ bà và quê hương.

Kết bài.

Nêu cảm nhận chung của em về 3 đoạn thơ này.

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án hay khác:


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34