Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên TP.HCM 2017 có đáp án

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chuyên TP.HCM 2017 có đáp án

Câu 1 (4 điểm)

Abraham Lincoln từng nói : Nếu tôi có 8 giờ để hạ một cái cây, tôi sẽ dành 6 giờ để mài sắc lưỡi rìu của tôi.

(Tuổi trẻ – Khát vọng và Nỗi đau, Rando Kim, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016)

Với góc nhìn của tuổi trẻ em có đồng ý với cách nghĩ trên?

Câu 2 (6 điểm)

HIỆU THUỐC DÀNH CHO TÂM HỒN

(tấm biển treo trước cửa một hiệu sách văn học)

Hãy viết về hiệu thuốc này theo trí tưởng tượng và trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học của em?

(Học sinh được tự do lựa chọn các phương thức biểu đạt (Nghị luận, tự sự, biểu cảm…) để làm câu 2.

Đáp án & Thang điểm

Câu 1 (4 điểm)

1. Mở bài: “Mọi người sẽ quên rất nhanh việc bạn làm nhưng họ sẽ nhớ rất lâu bạn đã làm nó tốt thế nào”, một trong những bí quyết để ta được mọi người nhớ rất lâu, nó được nằm trong lời khuyên “Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 giờ để mài rìu”

2. Thân bài

a. Giải thích:

– Chặt cây: hoàn thành công việc, một nhiệm vụ, một mục tiêu cụ thể ta phải hoàn thành

– Mài rìu: chuẩn bị các kĩ năng, kế hoạch, công cụ để hoàn thành mục tiêu đề ra

– 6 giờ – 4 giờ: thời gian hoàn thành và thời gian chuẩn bị.

Vậy: Cần chuẩn bị kế hoạch thật kĩ để hoàn thành tốt công việc.

b. Bàn luận:

– Tại sao chúng ta cần chuẩn bị kĩ?

+ Quan trọng nhất là nó đem lại cho chúng ta sự tự tin, gặp trở ngại chúng ta sẵn sàng đối mặt và chiến đấu.

+ Cây rìu sắc sau 4 giờ mài sẽ giúp ta thực hiện nhiệm vụ một cách vừa dễ dàng, thuận lợi, sau đó, cây rìu – kĩ năng đó ta có thể tái sử dụng cho lần nhiệm vụ sau, hoặc cho thế hệ sau.

+ Những người chuẩn bị kĩ cho công việc luôn được đánh giá là người cẩn thận, luôn được tin tưởng. Thậm chí, anh ta còn có ảnh hưởng rất tốt đến cộng đồng, là tấm gương tốt để mọi người học tập.

VD: Đi thi đại học. Một cuộc chiến. Một sản phẩm mới. Một cuộc đua.

– Nếu chúng ta vội vàng?

+ Chúng ta có thể luôn hồi hộp, lo lắng, sợ hãi trước khó khăn bất ngờ. năng suất làm việc của chúng ta sẽ thấp, thậm chí không có hiệu quả.

+ Những người vội vàng, thiếu nhẫn nại thường không được đánh giá cao, thiếu sự tin tưởng từ người khác, có thể dẫn tới sự thất bại của cả tập thể.

– Mở rộng nâng cao: Việc chuẩn bị kĩ không đồng nghĩa với sự thiếu quyết đoán, thiếu quyết đoán sẽ dẫn tới mất đi cơ hội. Hãy tham khảo ý kiến người khác cho kỹ càng trước khi bắt tay vào việc, và khi đã quyết định rồi thì hãy hành động ngay tức khắc

2. Kết bài:

Bài học cho giới trẻ:

+ Chuẩn bị thật kĩ, biết điểm mạnh điểm yếu của mình để thực hiện mục tiêu.

+ Quyết đoán và rứt khoát trong công việc.

Câu 2 (6 điểm)

I. Mở bài

Giới thiệu về tấm biển và vai trò của sách đối với tâm hồn con người.

II. Thân bài

a. Đọc sách vừa giúp ta có thêm tri thức, rèn luyện nếp nghĩ vừa giúp tâm hồn ta được thanh lọc.

* Đọc sách giúp mở mang trí tuệ:

– Sách cung cấp nguồn tri thức khổng lồ, được đúc kết nên rất cô đọng và chính xác: việc học từ sách rất thuận tiện vì sách có thể đọc ớ mọi nơi, mọi lúc.

– Nhưng đọc sách cần phải đúng phương pháp và đúng loại nếu không sẽ tốn thời gian và sức lực mà chẳng thu được gì.

– Đọc sách rèn luyện kĩ năng tự nghiền ngẫm, phân tích.

Nâng cao trí tuệ không chỉ là việc tiếp thu thêm tri thức mà còn nâng cao kĩ năng suy ngẫm, đánh giá.

* Đọc sách còn giúp nâng cao tâm hồn.

– Sách chuyên môn (Sách giáo khoa, Sách tham khảo…) giúp tự tin để vượt qua những gì mình cần phải làm trong cuộc sống.

– Sách về các lĩnh vực xã hội, cuộc sống, những cuốn tiểu thuyết giúp ta nhìn thấu cuộc đời, làm chủ được mình trước cuộc đời.

– Sách về các lĩnh vực văn hoá, địa lí, lịch sử giúp ta tìm thấy những điều tốt đẹp của cuộc đời, nuôi dưỡng ước mơ,…

– Sách để giải trí: thơ văn, âm nhạc, truyện…

– Sống một cách vui vẻ, có ý nghĩa; nghĩa là đă nâng cao tâm hồn.

→ Tấm biển đã khẳng định giá trị của sách.

Vì vậy cần đọc nhiều sách, nhưng tuy vậy cũng cần phải đọc đúng sách và đúng phương pháp thì mới hiệu quả.

b. Viết về hiệu thuốc này theo trí tưởng tượng và trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học của bản thân.

Ví dụ : trải nghiệm sau khi đọc: Totto –chan: Cô bé bên cửa sổ.

Totto –chan: Cô bé bên cửa sổ là câu chuyện mà tác giả Tetsuko Kuroyanagi nhớ lại hồi còn đi học tại trường Tomoe Gakuen của thầy hiệu trưởng Kobayashi Sosaku.

Khi học lớp một, Totto-chan (tên thân mật hồi nhỏ của tác giả) đã bị cô giáo cho thôi học vì sự năng động và lạ lùng của mình. Thay vì ngồi học như các bạn cùng lớp, bé Totto lại đóng mở nắp bàn hàng trăm lần vì thấy nó thú vị hay đứng bên cửa sổ gọi đoàn hát rong đi qua. Điều này khiến mẹ của em phải tìm cho em một ngôi trường mới và bà cũng lo lắng không biết họ có đuổi con gái mình hay không. Nhưng trường Tomoe không giống như những ngôi trường khác: Lớp học là những toa tàu cũ, không có thời khóa biểu cố định mà học sinh thích học môn nào trước cũng được; Đặc biệt, học sinh ở đây ai cũng đặc biệt như Totto – chan và có một vài em bị khuyết tật.

Cuốn sách hay này là cái nhìn xa xăm về thuở ấu thơ, là nỗi tiếc nuối cho một nền giáo dục tuyệt vời đã qua và cũng thể hiện tình yêu mà tác giả Tetsuko dành cho người thầy đáng kính của mình. Hơn hết nó còn bộc lộ sự ghẻ lạnh của xã hội lúc bấy giờ đối với những người đặc biệt như bé Totto. Không phải một cuốn sách giáo dục tầm cỡ nhưng Cô bé bên cửa sổ như bản cáo trạng thầm lặng về nền giáo dục không có kết quả và cũng để nhắc nhở hàng triệu người Nhật Bản về cách giáo dục mà trẻ em thực sự mong muốn.

Totto-chan bên cửa sổ mở ra cánh cửa thần tiên, đưa ta đến những góc nhìn vô tư của tuổi thơ: Về sự muôn màu của tình bạn trong sáng, về ngôi trường đặc biệt mà ta chót yêu hay đơn giản nhớ về tiếng chim hót trên quãng đường cắp sách tới trường. Đó còn là nơi ta soi lại chính mình, tìm lại kỷ niệm tưởng chừng đã bị lãng quên và ngủ yên mãi trong quá khứ.

III. Kết bài

– Sách vừa giá trị vừa dễ đọc.

– Hãy tận dụng thời gian và sức lực của mình vào việc đọc sách khi chưa quá muộn.

Xem thêm các Đề ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án hay khác: