Bài tập cân bằng phương trình hóa học là dạng bài tập thường gặp trong chương trình Hóa học từ lớp 8 đến lớp 12. Đây cũng là dạng bài tập rất quan trọng nên các em cần chú ý luyện tập. Để giúp các em nắm vững kiến thức, làm tốt bài tập dạng này, Team Marathon Education sẽ chia sẻ một số bài tập cân bằng phương trình hóa học lớp 8 và lơp 10 có đi kèm với lời giải chi tiết. Các em hãy tham khảo trong bài viết sau.
>>> Xem thêm:
Bài tập cân bằng phương trình hóa học không khó, điều quan trọng là các em cần nắm được phương pháp giải. Sau đây là trình tự các bước giải dạng bài tập này:
Cân bằng phương trình hóa học được dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron nhường và tổng số electron nhận bằng nhau.
Bước 1: Xác định số oxi hóa có sự thay đổi như thế nào.
Bước 2: Tiến hành lập thăng bằng electron.
Bước 3: Sau khi đã tìm được hệ số, các em hãy đặt hệ số vào phản ứng để tính các hệ số còn lại.
Các em lưu ý:
Ví dụ: Các em hãy dựa vào phương pháp giải bài tập cân bằng phương trình hóa học để cân bằng phương trình sau:
CrS + HNO3 → Cr(NO3)3 + NO2 + S + H2O
Bước 1. Xác định số oxi hóa thay đổi:
Cr+2 → Cr+3
S-2 → S
N+5 → N+4
Bước 2. Lập thăng bằng electron:
Cr+2 → Cr+3 + 1e
S-2 → S + 2e
CrS → Cr+3 + S + 3e
2N+5 + 1e → N+4
→ Có 1 CrS và 3N
Bước 3. Đặt các hệ số tìm được vào phương trình phản ứng và thực hiện cân bằng:
CrS + 6HNO3 → Cr(NO3)3 + 3NO2 + S + 3H2O
Các em hãy thực hiện bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
NaCr + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr
Bài giải:
2x | CrO2– + 4OH– → CrO42- + 2H2O + 3e
3x | Br2 + 2e → 2Br–
Phương trình ion:
2CrO2– + 8OH– + 3Br2 → 2CrO42- + 6Br– + 4H2O
Cân bằng phương trình phản ứng:
2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH → 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Các em hãy thực hiện bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
KClO3 → KCl + O2
Bài giải:
2x | Cl+5 + 6e → Cl-1
3x | 2O-2 – 4e → O2)
Cân bằng phương trình phản ứng:
2KClO3 →2KCl + 3O2
Các em hãy làm bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O
5x | Cl2 + 2e → 2Cl–
1x | Cl2 – 10e → 2Cl+5
Cân bằng phương trình phản ứng:
3Cl2 + 6KOH → 5KCl + KClO3 + 3H2O
Các em hãy thực hiện cân bằng phản ứng oxi hóa – khử sau:
CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 → CH3COOH + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
Cân bằng phương trình hóa học:
3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 →3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 11H2O
Các em hãy làm bài tập cân bằng phương trình hóa học sau:
As2S3 + HNO3 + H2O → H3AsO4 + NO + H2SO4
Cân bằng phương trình hóa học:
3As2S3 + 28HNO3 + 4H2O → 6H3AsO4 + 28NO + 9H2SO4
a. MgCl2 + KOH → Mg(OH)2 + KCl
b. Cu(OH)2 + HCl → CuCl2 + H2O
c. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + H2O
d. FeO + HCl → FeCl2 + H2O
e. Fe2O3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + H2O
Lời giải:
a. MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
b. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
c. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
d. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
e. Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
a. Al2O3 + ? → ?AlCl3 + ?H2O
b. H3PO4 + ?KOH → K3PO4 + ?
c. ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
d Mg + ?HCl → ? +?H2
e. ? H2 + O2 → ?
Lời giải:
a. Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O
b. H3PO4 + 3KOH → K3PO4 + 3H2O
c. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
e. 2H2 + O2 → 2H2O
Cho 3 sơ đồ phản ứng dưới đây. Hãy cân bằng phương trình và nêu tỷ lệ phân tử, nguyên tử tất cả các chất trong phản ứng.
a. Na + O2 → Na2O
b. P2O5 + H2O → H3PO4
c. Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O
Lời giải:
a. 4Na + O2 → 2Na2O
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: số nguyên tử Na : số phân tử O2 : số phân tử Na2O = 4 : 1 : 2.
Các em lưu ý rằng, các chất khi luôn tồn tại ở dạng phân tử.
b. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: Số phân tử P2O5 : số phân tử H2O : số phân tử H3PO4 = 1 : 3 : 2.
c. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Tỷ lệ các chất trong phản ứng: số phân tử Fe(OH)3 : số phân tử Fe2O3 : số phân tử H2O = 2 : 1 : 3.
a. CnH2n + O2 → CO2 + H2O
b. CnH2n – 2 + O2 → CO2 + H2O
c. CnH2n + 2O + O2 → CO2 + H2O
Lời giải:
\begin{aligned} &a. \ C_nH_{2n} + \left(\frac{3n}{2}\right)O_2 → nCO_2 + nH_2O \\ &b. \ C_nH_{2n-2} + \left(\frac{3n-1}{2}\right)O_2 → nCO_2 + (n-1)H_2O \\ &c. \ C_nH_{2n+2} + \left(\frac{3n}{2}\right)O_2 → nCO_2 + (n+1)H_2O \end{aligned}
\begin{aligned} &a. \ Fe_mO_n + H_2 → Fe + H_2O \\ &b. \ Fe_mO_n + H_2SO_4 → Fe_2(SO_4)_{2n/m} + H_2O \\ &c. \ X + HNO_3 → X(NO_3)_y + NO + H_2O \end{aligned}
Lời giải:
\begin{aligned} &a. \ Fe_mO_n + nH_2 → mFe + nH_2O \\ &b. \ 2Fe_mO_n + 2nH_2SO_4 → mFe_2(SO_4)_{2n/m} + 2nH_2O \\ &c. \ X + 2yHNO_3 → X(NO_3)_y + 2yNO + H_2O \end{aligned}
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Có thể nói bài tập cân bằng phương trình hóa học là dạng bài tập cơ bản trong chương trình Hóa học THCS và THPT. Các em giải thành thạo những bài tập này sẽ là tiền đề để học tốt môn Hóa học. Hy vọng, với phương pháp giải và những bài tập cân bằng phương trình hóa học mà Marathon Education đã chia sẻ ở trên sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng giải bài tập một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!