Top 33+ Công Thức Hóa Học Lớp 8-12 ➤ 4 Mẹo Ghi Nhớ Siêu Nhanh
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5a02-b0a6.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Trong chương trình hóa THCS và THPT lớp 8 đến lớp 12, các em không chỉ học hoá học vô cơ mà còn tiếp thu một loạt các kiến thức chuyên sâu hơn về cả hóa hữu cơ. Để giúp các em nắm vững các công thức hóa học từ lớp 8 đến 12 thường gặp trong chương trình hóa THCS và THPT, trong bài viết dưới đây Team Marathon Education đã tổng hợp lại các công thức hoá học lớp 8 và lớp 9 cần nhớ, các công thức Hóa 10 theo chương và các công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ lớp 10 đến lớp 12 cần nhớ theo chương cụ thể và chi tiết nhất.
Công thức hóa học là gì?
Công thức hoá học là công thức được dùng để biểu diễn thông tin về các nguyên tố có trong hợp chất hoá học, đồng thời để diễn tả về quá trình phản ứng xảy ra. Mỗi một công thức được xây dựng mang tính đặc thù riêng, chỉ mô phỏng những tính chất của một hợp chất, diễn đạt những tính chất đặc thù của hợp chất hay phản ứng đó.
Ngoài các công thức hoá học của chất và hợp chất, trong hoá học còn sử dụng một số công thức căn bản như tính số mol, nồng độ tan, tính hóa trị,… để tính toán và giải quyết các bài toán hoá học.
Các công thức hóa học lớp 8, lớp 9 cần nhớ
Trước khi tiến vào chương trình hoá học 10, các em học sinh cần hiểu rõ và nắm được những tính chất cơ bản của hoá học cấp THCS (cụ thể là kiến thức hoá học 8 và 9). Đây chính là tiền đề để các em học tập và phát triển kiến thức về các công thức hoá học lớp 10.
Dưới đây là tổng hợp công thức hoá học lớp 8 và lớp 9 mà các em cần ghi nhớ:
Công thức tính số mol:
n = \frac{m}{M}
Trong đó:
- n là số mol (đơn vị: mol).
- M là khối lượng mol (đơn vị: m/mol).
- m là khối lượng (đơn vị: g).
Bên cạnh đó, còn có một số công thức cũng giúp tính số mol của 1 chất. Tuỳ vào thí nghiệm và dữ kiện đề bài, các em có thể vận dụng các công thức này một cách linh hoạt. Tuy nhiên, nhìn chung những công thức tính mol này đều được suy ra từ các công thức cơ bản của hoá học lớp 8 và 9.
Ví dụ như:
n=\frac{V}{22,4}
Công thức tính nồng độ phần trăm:
C\%=\frac{m_{ct}}{m_{dd}}.100\%
Trong đó:
- C% là nồng độ phần trăm.
- mct là khối lượng chất tan.
- mdd là khối lượng dung dịch.
- mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng dung môi).
Công thức tính nồng độ mol:
C_M=\frac{n_{ct}}{V_{dd}}
Trong đó:
- CM là nồng độ mol.
- nct là số mol chất tan.
- Vdd là thể tích của dung dịch (đơn vị: lít).
Công thức tính khối lượng:
m = n.M
Trong đó:
- m là khối lượng.
- n là số mol.
- M là khối lượng mol.
Tổng hợp các công thức hóa học lớp 10 theo chương
Các công thức hóa học này sẽ đi cùng các em xuyên suốt quá trình học môn hóa lớp 10 – 11 – 12. Nội dung tổng hợp công thức hóa học lớp 10 chi tiết theo từng chương dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại kiến thức quan trọng và ghi nhớ được lâu hơn.
Chương 1: Nguyên tử
- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số electron (E) = số proton (P) (Z = E= P).
- Số khối của hạt nhân (A) = số nơtron (N) + số proton (P) (A = N + P = N + Z).
Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và Định luật tuần hoàn
Trong chương này các em sẽ tập trung vào tính toán và ôn luyện các công thức tính số proton, electron và nơtron. Cụ thể:
- STT ô = số hiệu nguyên tử (Z) = số proton (P) = số electron (E).
- STT chu kì = số lớp electron.
- STT nhóm = số electron hóa trị.
>>> Xem thêm:
- Lý Thuyết Và Cách Học Thuộc Nhanh Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10
- Lý Thuyết Bảng Hóa Trị Các Nguyên Tố Hóa Học Và Bài Ca Hóa Trị
Chương 3: Liên kết hoá học
Công thức tính khối lượng, khối lượng riêng và bán kính nguyên tử:
D=\frac{M}{V_{mol}}
Trong đó:
- D là khối lượng riêng của nguyên tử
- Vmol là thể tích của nguyên tử.
Công thức tính thể tích của 1 nguyên tử:
V=\frac{V_{mol}}{6,023.10^{23}}
Thể tích thực:
V_t = V.74\%
Từ đó các em sẽ tính được bán kính nguyên tử R:
V=\frac{4}{3}\pi.R^3
Công thức tính hiệu độ âm điện và liên kết hoá học:
Gọi các hợp chất có công thức chung là: AxBy
Hiệu độ âm điện:
\Delta\chi_{A-B}=|\chi_A-\chi_B|
\begin{aligned} &\footnotesize\text{Trong đó:}\\ &\footnotesize\bullet\text{Nếu } 0\leq \Delta_{\chi_{A-B}}<0,4 \ \text{: Liên kết cộng hóa trị không phân cực}\\ &\footnotesize\bullet\text{Nếu } 0,4\leq \Delta_{\chi_{A-B}}<1,7 \ \text{: Liên kết cộng hóa trị có phân cực}\\ &\footnotesize\bullet\text{Nếu }\Delta_{\chi_{A-B}}\geq1,7 \ \text{: Liên kết ion}\\ \end{aligned}
Chương 4: Phản ứng Oxi hoá – khử
- Định luật bảo toàn electron được biểu thị dưới công thức sau: ∑ne nhường = ∑ne nhận.
Chương 5: Nhóm halogen
Phương pháp trung bình – Với chất muối MX có công thức:
m_{MX}=m_M+m_X
Phương pháp bảo toàn nguyên tố – Ví dụ cụ thể:
2n_{H_2}=n_{Cl}=n_{HCl}
Phương pháp tăng giảm khối tượng: Phụ thuộc vào khối lượng kim loại phản ứng.
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại bằng H2SO4 loãng giải phóng H2:
m_{muối\ sunfat}=m_{hỗn\ hợp\ KL}+96n_{H_2}
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hoàn toàn hỗn hợp oxit kim loại bằng H2SO4 loãng:
m_{muối\ sunfat}=m_{hỗn\ hợp\ KL}+80n_{{H_2}SO_4}
Công thức tính khối lượng muối sunfat thu được khi hoà tan hết hỗn hợp các kim loại bằng H2SO4 đặc, nóng giải phóng khí SO2, S, H2S:
m_{muối\ sunfat}=m_{hỗn\ hợp\ KL}+96n_{(n_{SO_2}+3n_S+4n_{H_2S})}
Công thức áp dụng với bài toán dẫn khí SO2 (hoặc H2S) vào dung dịch kiềm:
T=\frac{n_{OH^-}}{n_k}
- T ≥ 2: chỉ tạo muối trung hòa.
- T ≤ 1: chỉ tạo muối axit.
- 1 < T < 2: thu được hai muối gồm muối trung hòa và muối axit.
Trong đó: m bình tăng = m chất hấp thụ
Nếu sau phản ứng có kết tủa:
- mdd tăng = m chất hấp thụ – m kết tủa
- mdd giảm = m kết tủa – m chất hấp thụ
>>> Xem thêm: Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Oxi
Chương 7: Tốc độ phản ứng – Cân bằng hoá học
- Biểu thức vận tốc phản ứng:
mA + nB → pC + qD
- Biểu thức vận tốc được tính như sau:
v = k.[A]m.[B]n
Trong đó:
- k là hằng số tỉ lệ (hằng số vận tốc).
- [A], [B] là nồng độ mol chất A, B.
>>> Xem thêm: Bài Tập Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Và 5 Cách Cân Bằng Đơn Giản
Các công thức hóa học lớp 10, lớp 11, lớp 12 về các hợp chất hữu cơ
Ở bậc THPT, các em sẽ gặp nhiều công thức phức tập hơn. Trong đó, các công thức liên quan các hợp chất hữu cơ luôn là “những nỗi ám ảnh muôn thuở”. Dưới đây, Marathon đã tổng hợp tất cả các công thức Hóa lớp 10, lớp 11 và lớp 12 cần ghi nhớ giúp các em ôn tập dễ dàng.
Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 ( n≥2)
Số đồng phân: 2n−2
Ví dụ: Hợp chất este đơn chức no, mạch hở với công thức hóa học C2H4O2 có 2.2 − 2 = 1 đồng phân.
Công thức tổng quát của amin no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+3N
Số đồng phân: 2n−1 (n<5)
Ví dụ: Hợp chất amin no, đơn chức mạch hở với công thức hóa học C2H7N có 2,2 − 1 = 2 đồng phân.
Công thức tổng quát của ankan: CnH2n+2
Số đồng phân: 2n−4+1
Công thức tổng quát của hidro cacbon thơm: CnH2n−6
Số đồng phân là đồng đẳng benzen: (n−6)2
Công thức tổng quát của phenol đơn chức: CnH2(n−6)O
Số đồng phân: 3n−6
Công thức tổng quát của ancol no, đơn chức: CnH2n+2O
Số đồng phân: 2n−2 (n<6)
Công thức tổng quát của andehit no, đơn chức: CnH2nO
Số đồng phân: 2n−3 (n<7)
Công thức tổng quát của axit cacboxylic no, đơn chức: CnH2nO2
Số đồng phân: 2n−3 (n<7)
Công thức tổng quát của amin đơn chức no: CnH2n+3N
Số đồng phân: 2n−1 (n<5)
Công thức tổng quát của amino axit, no (có 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH): CnH(2n+1)O2N
Số đồng phân: (n!−1) (n<5)
Số đồng phân trieste tạo bởi glyxerol và hỗn hợp n axit béo:
Số trieste = n2(n+1)/2
Công thức tổng quát của xeton no, đơn chức no: CnH2nO
Số xeton: (n−2)(n−3)/2
4 mẹo ghi nhớ các công thức hóa học nhanh, hiệu quả
Việc lặp đi lặp lại một nội dung nào đó sẽ giúp nó được chuyển từ vùng trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn. Để tăng khả năng ghi nhớ của mình, các em có thể áp dụng nhiều mẹo nhớ nhanh các công thức hóa học sau đây.
1. Nhớ nhanh công thức bằng những bài thơ, bài vè
Ví dụ: Bài thơ 4 câu để nhớ 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
Hoàng Hôn Lặng Bờ Bắc
(H, He, Li, Be, B)
Chợt Nhớ Ở Phương Nam
(C, N, O, F, Ne)
Nắng Mai Ánh Sương Phủ
(Na, Mg, Al, Si, P)
Song Cửa Không Ai Cài
(S, Cl, Ar, K, Ca)
Ví dụ: Học những câu sau để ghi nhớ dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au – “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Áo Phi Âu”.
2. Nhớ tiếp đầu ngữ trong hoá học hữu cơ
Ví dụ: Metan, Etan, Proban, Butan, Pentan, Hexan, Heptan, Octan, Nonan, Decan
Cách nhớ: Met – Et – Prop – But – Pen – Hex – Hept – Oct – Non – Dec. (Mê em nên phải bao phen hồi hộp. Ôi người đẹp!)
3. Làm bài tập thường xuyên
Quá trình làm bài tập sẽ giúp cho các em dễ dàng ghi nhớ và rèn luyện kỹ năng cũng như cải thiện tốc độ làm bài. Khi giải bài tập hóa học, những công thức như tính nồng độ mol, nồng độ dung dịch,… sẽ được ghi vào não bộ và dần trở nên quen thuộc. Mặt khác, học sinh sẽ nhìn ra quy luật của các công thức và có cách ứng dụng linh hoạt vào từng dạng bài tập khác nhau.
4. Sử dụng các kỹ thuật ghi nhớ như giấy note, sơ đồ tư duy, flashcard…
Sử dụng giấy note, sơ đồ tư duy, flashcard… là phương pháp học tập rất hiệu quả. Khi cần phải ghi nhớ một lượng công thức hóa học lớn thì những hình ảnh trực quan và súc tích sẽ giúp các em nhớ nhanh hơn so với cách học thuộc lòng truyền thống.
Bài tập vận dụng
1. Cho biết oxit ứng với hóa trị cao nhất của nguyên tố X có công thức X2O5. Trong hợp chất của nó với hiđro, X chiếm 82,35% về khối lượng. X là nguyên tố nào dưới đây?
a. P
b. N
c. Fe
d. Na
2. Hợp chất công thức hóa học là A2B tạo bởi hai nguyên tố A và B. Biết rằng tổng số proton trong hợp chất A2B bằng 46. Trong hạt nhân A có n – p = 1, hạt nhân của B có n’ = p’. Trong hợp chất A2B, nguyên tố B chiếm 8/47 khối lượng phân tử. Số hạt proton trong hạt nhân nguyên tử A, B và liên kết trong hợp chất A2B lần lượt là bao nhiêu?
a. 19, 8 và liên kết ion
b. 19, 8 và liên kết cộng hóa trị
c. 15, 16 và liên kết cộng hóa trị
d. 15, 16 và liên kết ion
3. Cho 3,16 g KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc (dư), số mol HCl sau phản ứng bị oxi hóa bao nhiêu?
a. 0,11 mol
b. 0,05 mol
c. 0,02 mol
d. 0,1 mol
4. Khi đốt cháy hoàn toàn 7,2 g kim loại X (có hóa trị II không đổi trong hợp chất) trong khí Cl2 dư, người ta thu 28,5 g muối. Tìm kim loại X.
a. Be
b. Ca
c. Na
d. Mg
5. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí Cl2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Nồng độ NaOH còn lại sau phản ứng là 0,5M. Hãy tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch NaOH (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi).
a. 0,5M
b. 1,5M
c. 0,1M
d. 2,0M
6. Tìm công thức hóa học biết chất A có 80% nguyên tử Cu và 20% nguyên tử Oxi, biết dA/H2 là 40.
a. CuO2
b. CuO
c. Cu2O
d. Cu2O2
7. Tính khối lượng của Fe trong 92,8 g Fe3O4
a. 67,2 g
b. 25,6 g
c. 80 g
d. 10 g
Đáp án
Câu hỏi | Đáp án |
1 | a |
2 | a |
3 | d |
4 | d |
5 | b |
6 | b |
7 | a |
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là bài viết tổng hợp các công thức hoá học từ lớp 8 đến 12 Team Marathon Education đã hệ thống lại cho các em. Hy vọng những công thức này sẽ giúp hỗ trợ các em nhiều hơn trong quá trình học tập và ôn luyện, giúp nâng cao điểm số và thành tích học tập của các em qua từng ngày!
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34