Đề thi chính thức vào 10 Văn năm 2023 (các tỉnh)

Đề thi chính thức vào lớp 10 Văn năm 2023 (các tỉnh)

1/ Đề thi chính thức vào 10 Văn năm 2023

– Đề vào 10 Văn Chuyên năm 2023:

– Đề chung vào 10 Văn năm 2023:

– Đề vào 10 Văn các tỉnh năm 2023:

2/ Bộ đề thi vào 10 Văn (các năm)

Bộ đề ôn thi vào 10 môn Văn

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Phần 1 (6,0 điểm)

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

(Ngữ Văn 9 tập 1, NXB Giáo Dục Việt Nam 2020)

1. Ghi lại năm sáng tác bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào của Chính Hữu?

2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết và sâu ghép. (Gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và câu ghép).

3. Đoạn cuối bài thơ có một hình anh giản dị mà giàu sức gợi:

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Hình ảnh thơ đó giúp em hiểu gì về vẻ đẹp của những anh Bộ đội cụ Hồ.

Phần II (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Người ta kể rằng có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-met-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10. 000 đôla. Nhiều người cho Xten-met-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-met-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá 9 999 đô la”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

1. Theo em, vì sao Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra “chỗ để vạch đúng đường ấy lại có giá 9999 đôla”.

2. Dựa vào đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy trình bày suy nghĩ của em khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

Ghi chú:

Điểm phần 1:

1 (4.0 điểm); 2 (4,0 điểm); 3(2,0 điểm)

Điềm phần II:

1(2,5 điểm); 2 (2.5 điểm)

ĐÁP ÁN THAM KHẢO 

Phần I.

1.

“Đồng chí” sáng tác đầu năm 1948. Tác phẩm được in trong tập thơ “Đẩu súng trăng treo”.

2.

a. Yêu cầu về hình thức:

– Đoạn văn (12 câu).

– Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp (tổng – phân – hợp)

– Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép)

b. Yêu cầu về nội dung:

Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng.

* Phân tích:

– Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân:

+ Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”.

+ “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa.

→ Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.

→ Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cùng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính – có sự đồng cảm giai cấp.

– Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng:

+ Vì quê hương, đất nước, tự bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào.

+ Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng; đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trong vẹn về lí trí, lí tưởng và mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho tổ quốc.

– Cơ sở thứ ba của tình đồng chỉ là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẽ buồn, động cam cộng khổ.

+ Hình ảnh “đệm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ 1 từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: “Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chúng thiếu thốn và đặc biệt là chúng hơi ẩm để vượt qua khó khăn, để họ trở thành tri kỉ.

+ Câu thơ đầy ắp kỉ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

– Chính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh”, “tội”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một hàng ngũ, nhận ra nhau là “đội tri kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng “đồng chí”.

– Câu thứ thứ bảy “Đồng chí!” là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng “đồng chí” đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp – tình đồng chí, Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí – chính là sự kết tinh giữa tình bạn và tình người.

→ Cơ sở của tình đồng chí được Chính Hữu lí giải bằng một chữ “đồng”, tạo ra sự càng ngày xích lại gần nhau của hai con người, hai trái tim. Đó là quá trình từ đồng cảnh đến đồng ngũ, đồng cảm đến đồng tình và đỉnh cao là đồng chí. Từ xa lạ, đến quen nhau, để thành tri kỉ. Khi đồng chí gắn với tri kỉ thì đồng chí không còn là khái niệm chính trị khô khan nữa mà chứa chan bao cảm xúc.

* Nhận xét: Như vậy, chỉ với bảy câu thơ – Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí – tình cảm cao quí, thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng.

3. 

Hình ảnh cuối bài thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới” cho thấy vẻ đẹp của anh bộ độ cụ Hồ:

Tư thế chiến đấu hiện ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính. Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng “chờ giặc tới”. Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính.

→ Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ.

Phần II.

Câu 1.

Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì:

– Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc.

– Giải thích:

– “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla:

+ Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được

– “tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla:

+ Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị.

+ Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được.

+ Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường.

+ Tri thức nâng cao giá trị con người

Câu 2.

a. Yêu cầu về hình thức:

– Trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi.

– Không mắc các lỗi về dùng từ, ngữ pháp, chính tả.

b. Yêu cầu về nội dung: Tri thức làm nên giá trị con người.

Đoạn văn đảm bảo các ý sau:

Giới thiệu, dẫn dắt vào đề.

– Nêu luận đề: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?

* Giải thích:

– Tri thức: Là những hiểu biết của con người về mọi lĩnh vực trong đời sống được tích lũy qua quá trình học hỏi, rèn luyện, lao động.

– Giá trị con người: Là ý nghĩa của sự tồn tại mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời.

→ Những hiểu biết của con người ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống sẽ giúp con người khẳng định được vị trí của mình trong cuộc đời.

* Bàn luận

– Vì sao có thể nói tri thức làm nên giá trị con người:

+ Giá trị con người không phải chỉ được xác định bằng hình thức bên ngoài mà quan trọng hơn là được xem xét từ tính cách, tâm hồn, những ứng xử của chúng ta với người khác và để có được những điều đó thì phải tích lũy bằng sự hiểu biết, tri thức.

+ “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. (Lê-nin)

– Biểu hiện của tri thức làm nên giá trị con người:

+ Có tri thức, bản thân mỗi người sẽ biết làm thế nào cho hợp lí với mọi tình huống trong cuộc sống, tự nâng cao khả năng giao tiếp, cải thiện các mối quan hệ.

+ Có tri thức, mỗi người sẽ bản lĩnh hơn trước những tính huống không mong muốn xảy ra, từ đó bản lĩnh, tự tin tìm cách giải quyết.

+ Biết tri thức làm nên giá trị sống, phong cách sống, mỗi người sẽ không ngừng tích lũy tri thức dày thêm để tự phát triển và hoàn thiện chính mình.

Muốn có được sức mạnh của tri thức con người cần không ngừng học tập, tích lũy kiến thức và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình làm, học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.

– Phản đề – mở rộng:

+ Tri thức tạo nên giá trị con người nhưng có những người nhởn nhơ, bỏ phí thời gian tích lũy tri thức vào những việc vô bổ, để cuộc đời trôi qua hoài phí.

+ Có những người biết tích lũy thêm hiểu biết nhưng lại sử dụng nó vào việc hủy diệt, làm hại đồng loại, trục lợi cho bản thân. Như thế, tri thức chỉ thật sự tạo nên giá trị tốt đẹp khi được vận dụng để làm những điều có ích cho cộng đồng.

– Liên hệ bản thân: Bản thân em đã tích lũy tri thức để không ngừng nâng cao giá trị của chính mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bài học đầu tiên

Mỗi người trong số 7 anh em chúng tôi đều đã từng làm việc trong cửa hàng nhỏ của cha trên vùng thảo nguyên phía bắc tiểu bang Dakota. […]

Một buổi chiều ngay trước lễ Giáng sinh năm tôi học lớp 8, một cậu bé khoảng 5 hay 6 tuổi bước và cửa hàng trong bộ áo khoác tả tơi, tay áo rách nát dơ bẩn, đầu tóc rối bù, đôi giày mòn vẹt kéo lê. Tôi trông nó rất nghèo, nghèo đến nỗi không mua nổi bất cứ thứ gì trong cửa hàng này. Nó rụt rè nhìn quanh gian đồ chơi, cầm lên ngắm nghía chúng rồi đặt vào chỗ cũ.

Đúng lúc đó cha tôi xuất hiện. Ông tiến đến gần thằng bé. Đôi mắt xanh ánh màu thép mỉm cười và hỏi thằng bé xem nó cần gì? Thì ra, nó muốn mua một món quà Giáng sinh cho anh trai. Cha tôi bảo:

Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói, bác sẽ lấy cho. (Tôi rất ngạc nhiên khi ông trân trọng nó như một người lớn).

– Món này giá bao nhiêu ạ? Thằng bé hỏi sau khi chọn chiếc máy bay.

– Thế cháu có bao nhiêu nào?

Thằng bé chìa ra một nắm tiền nhăn nhúm…. 27 cents.

– Bấy nhiều đó đủ đấy, cha tôi mỉm cười nói. Cháu có thể mang món quà về.

Tôi lặng ngắm thằng bé trong lúc đang gói món hàng lại. Đối với tôi, giờ đây, nó không còn là tháng bé rách rưới, tóc tai bù xù với đôi giày mòn vẹt kéo lê. Đó là một cậu bé hết sức rạng rỡ ôm món quà mà cậu nâng niu như báu vật. Tôi nghĩ về cha tôi và niềm vui sướng tột độ của cậu bé. Tôi hiểu ra một điều gì đó. Chiếc máy bay thực sự đáng giá 38 đôla.

(Nhiều tác giả, Những câu chuyện về lòng yêu thương, NXB Trẻ, 2002)

a) Lời dẫn: “Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói, bác sẽ lấy cho.” là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp? (0,5 điểm)

b) Xác định khởi ngữ trong câu: “Đối với tôi, giờ đây, nó không còn là thằng bé rách rưới, tóc tai bù xù với đôi giày mòn vẹt kéo lê…” (0,5 điểm)

c) Theo em, vì sao cậu bé “vui sướng tột độ” khi mua được món quà Giáng sinh cho anh trai? (0,5 điểm)

d) Qua câu chuyện, em có nhận xét gì về nhân vật người cha? (0,5 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

Câu 3. (5,0 điểm)

Phân tích một trong ba đoạn thơ sau để thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam:

Đoạn 1: 

Ta hát bài ca gọi cá vào,
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá)

Đoạn 2: 

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Đoạn 3: 

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục

(Y Phương, Nói với con)

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

a. Lời dẫn: “Cháu cứ xem cho thỏa thích. Cần gì thì cứ nói bác sẽ lấy cho” là lời dẫn trực tiếp.

b. Khởi ngữ trong câu là “Đối với tôi”

c. Theo em, lý do cậu bé vui sướng tột độ khi mua được món quà tặng anh trai là vì:

– Cậu bé nghèo không nghĩ mình có khả năng mua một món quà tặng cho anh trai

– Hơn hết cả là vì tình yêu thương mà cậu bé dành cho anh.

– Cũng có thể cậu bé cảm nhận được sự giúp đỡ của chủ cửa hàng và nâng niu, trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ ấy.

d. Nhân vật người cha trong đoạn trích là:

– Một người giàu lòng yêu thương, biết quan tâm giúp đỡ người khác.

– Tinh tế trong cách giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Câu 2:

Cách giải:

I. Mở bài:

– Giới thiệu về ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

II. Thân bài:

a. Giải thích:

– Tế nhị là tránh nói thẳng vào những điều khó nói, nhạy cảm, dung tục hay điều có thể gây đau buồn hoặc kinh sợ ở người khác.

– Giúp đỡ:

+ Là sự đồng cảm, luôn thấu hiểu và quan tâm đến người khác

+ Là san sẻ những gì mình có với người khác

+ Cùng vui cùng buồn với người khác, khi họ gặp khó khăn, gian khổ

=> Khẳng định ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là đức tính tốt, cần phát huy.

b. Bàn luận

– Biểu hiện của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

+ Luôn sẵn sàng mở lòng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu đền đáp.

+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.

+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…..

– Dẫn chứng: HS lấy dẫn chứng phù hợp

– Ý nghĩa của sự tế nhị khi giúp đỡ người khác.

+ Luôn được mọi người kính trọng, nể phục.

+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.

– Tại sao cần phải tế nhị khi giúp đỡ người khác?

+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp.

+ Khi bạn biết đối xử giúp đỡ với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự giúp đỡ từ xã hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.

+ Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.

+ Giảm bớt tệ nạn xã hội, cải thiện bộ mặt xã hội

+ Mang lại mái ấm, hạnh phúc và cơ hội mới cho các em

c. Phản đề: 

– Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.

– Những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người, đối xử tệ bạc với nhau.

d. Liên hệ, rút ra bài học: 

– Sự tế nhị khi giúp đỡ người khác là rất quan trọng trong cuộc sống.

– Em đã thể hiện lối sống của mình trong cuộc sống như thế nào?

3. Kết bài

Mở rộng, kết luận lại vấn đề: Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc, cần giữ gìn và phát huy.

Câu 3: 

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Y Phương (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Nói với con” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và “người đồng mình” nói riêng, vẻ đẹp của con người Việt Nam nói chung.

2. Thân bài

a. Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước:

– Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

+ Với cách nói “Người đồng mình thương lắm con ơi!” người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.

+ Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí con người.

+ Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơ cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ.

=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam

b. Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”.

+ Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” → gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.

+ Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ.

=> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương.4

+ Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: Người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mình chấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vất vả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôi luyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả.

+ Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam

c. Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:

– Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cách nói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúng với người miền núi:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”

+ Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.

+ Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói cụ thể về những con người mộc mạc, giản dị.

+ Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, của nghị lực, cốt cách và niềm tin.

→ Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí.

– Cùng với ý thức tự lực, tự cường, người đồng mình còn ngời sáng tinh thần tự tôn dân tộc và khát vọng xây dựng quê hương:

“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục”.

+ Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.

+ Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừa mang tính tả thực (chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi), vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc. Người đồng mình đã tự tay xây dựng nên truyền thống quê hương đẹp giàu, sánh tầm với các miền quê khác trên mảnh đất hình chữ S thân yêu.

+ Câu thơ ngầm chứa niềm tự hào kiêu hãnh bởi họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

=> Liên hệ với hình ảnh con người Việt Nam5

* Đánh giá, nhận xét:

=> Với thể thơ tự do, giọng điệu khỏe khoắn vừa tâm tình tha thiết vừa chứa chan hi vọng cùng những hình ảnh, từ ngữ mộc mạc, cụ thể -> nhà thơ nói với con về những vẻ đẹp của người đồng mình để rồi từ đó truyền cho con lòng tự hào về quê hương, dân tộc, nhắn nhủ con biết sống đẹp, biết vượt qua gian khó bằng niềm tin, ý chí như người đồng mình.

=> Người đồng mình là hình ảnh mang tính biểu tượng đại diện cho vẻ đẹp của con người Việt Nam từ muôn đời nay.

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của “người đồng mình”, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của con người Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Phần 1 – Tiếng Việt (2,0 điểm) 

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Từ nào sau đây không phải là từ láy?

A. Long lanh.

B. Mong muốn.

C. Bát ngát.

D. Lao xao.

Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) thuộc kiểu câu

A. rút gọn.

B. đặc biệt.

C. ghép.

D. đơn.

Câu 3. Về hình thức, các câu “Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) liên kết với nhau bằng phép

A. lập.

B. nối.

C. thế.

D. đồng nghĩa.

Câu 4. Tổ hợp từ nào sau đây không phải là thành ngữ?

A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

B. Mình đồng da sắt.

C. Lên thác xuống ghềnh.

D. Cá chậu chim lồng.

Câu 5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.”

(Huy Cận, Đoàn thuyền đánh cá).

A. So sánh và nhân hóa.

B. Nhân hóa và ẩn dụ.

C. Ẩn dụ và hoán dụ.

D. So sánh và điệp ngữ.

Câu 6. Phần in đậm trong câu “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.” (Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương) là thành phần

A. tình thái.

B. cảm thán.

C. phụ chú.

D. khởi ngữ.

Câu 7. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.” (Kim Lân, Làng) là quan hệ.

A, bổ sung.

B, tăng tiến.

C. tiếp nối.

D, tương phản.

Câu 8. Câu “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng.

B. Phương châm về chất.

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm lịch sự.

Phần II – Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau:

“Kim Woo Chung, người sáng lập nên tập đoàn Deawoo từng viết trong quyển sách Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm rằng: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ.” Dù là thay đổi bản thân mình hay là thay đổi thế giới, thì người ta cũng bắt đầu bằng ước mơ.

Con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là con đường an toàn, cũng không phải là con đường dễ dàng. Đôi khi ta phải chấp nhận đi đường vòng, làm việc mình không thích để nuôi dưỡng ước mơ. Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. Nhiều khi ta phải đối mặt với cô đơn, thất vọng. Dù làm gì, dù thế nào đi nữa, thì đừng bỏ cuộc. Hãy luyện tập mài giũa hằng ngày. Trái ngọt có được sau những chặng đường dài thực sự rất xứng đáng. Hãy tin tưởng.”

(Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội nhà văn 2017 tr 115 116).

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. (0,75 điểm) Việc tác giả trích dẫn câu nói của Kim Woo Chung có tác dụng gì?

Câu 3. (0,75 điểm) Theo em, tại sao “Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình. “?

Phần III – Tập làm văn (6,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu văn bản, hãy viết một đoạn văn (từ 10 đến 15 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của ước mơ.

Câu 2. (4,5 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kinh, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vận chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.132)

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. TIẾNG VIỆT 

Câu 1: B

Cách giải: Mong muốn là từ ghép vì hai thành tố tách ra đều có nghĩa

Câu 2: D

Cách giải: Câu văn “Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà” là câu đơn:

Chủ ngữ: Mặt anh

Vị ngữ: hớn hở như một đứa trẻ được quà

Câu 3: C

Cách giải:

Xét về hình thức các câu trên được liên kết với nhau bằng phép thế. (Hắn ta thế cho Thần chết)

Câu 4: A

Cách giải: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là câu tục ngữ

Câu 5: A

Cách giải: Hai biện pháp tu từ được sử dụng là so sánh (Mặt trời với hòn lửa) và nhân hóa (Sóng cài then)

Câu 6: C

Cách gải:

Phần in đậm trong câu trên là thành phần phụ chú nhằm giải thích thêm về Vũ Thị Thiết

Câu 7: D

Cách giải:

Quan hệ ý nghĩ giữa các vế câu ghép là quan hệ tương phản

Câu 8: B

Câu nói: Nói có sách mách có chứng nghĩa là: Nói đúng sự thật, có chứng cứ rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Tôn trọng phương châm về chất.

II. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Cách giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2:

Cách giải:

– Việc trích dẫn ý kiến của Kim Woo Chung: “Lịch sử thuộc về những người biết ước mơ. Ước mơ là động lực thay đổi thế giới. Tôi cam đoan rằng tất cả những người đang làm nên lịch sử thế giới ngày hôm nay đều có những ước mơ lớn khi còn trẻ” – có tác dụng:

+ Làm văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn, giàu sức thuyết phục.

+ Nhấn mạnh, hãy sống có ước mơ và hoài bão. Vì khi có ước mơ, con người sẽ có động lực để làm thay đổi bản thân và thế giới.

Câu 3:

Cách giải:

“Đôi khi ta phải đứng lên chống lại định kiến xã hội để đi theo con đường của mình” vì con đường theo đuổi ước mơ không bao giờ là dễ dàng, nó cũng không an toàn và nhẹ nhàng mà đầy chông gai thử thách, định kiến xã hội không phải lúc nào cũng đúng, cũng phù hợp với đạo đức, lẽ phải. Chúng ta cần có niềm tin vào lý tưởng, ước mơ của mình, đó là điều kiện tiên quyết để theo đuổi ước mơ và cũng là động lực để ta cố gắng mỗi lần gặp phải khó khăn trên hành trình.

III. LÀM VĂN 

Câu 1:

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ước mơ.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Ước mơ: là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Ước mơ chính là động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn tới thành công.

b. Phân tích

– Là kim chỉ nam cho mọi dự định, kế hoạch

– Thôi thúc con người hành động, củng cố thêm niềm tin và sự kiên định.

– Giúp con người huy động tối đa những năng lực, sở trường cũng như sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt được mục tiêu đặt ra.

– Làm cho cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa hơn. Khi biết ước mơ nghĩa là con người biết được mình muốn gì, cần phải làm gì và làm như nào.

c. Chứng minh

– Đưa ra những tấm gương về những con người có ước mơ, hoài bão: Chủ tịch Hồ Chí Minh, NicVujic,…

– Ước mơ, hoài bão của học sinh → thành công

d. Phản biện

– Trong xã hội ngày nay bên cạnh những người có ước mơ, hoài bão cũng có những con người không có ước mơ, sống mơ hồ, không có mục đích sống.

– Để cuộc sống trở nên ý nghĩa, để khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc sống, mỗi người cần có ước mơ, dám ước mơ và dám biến ước mơ ấy thành hiện thực

3. Kết bài

– Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ước mơ trong cuộc sống; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Phạm Tiến Duật và tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”

Tác giả:

+ Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.

+ Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.

+ Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.

Tác phẩm: Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.

– Giới thiệu về đoạn trích: ba khổ thơ cuối bài đã thể hiện tình đồng đội keo sơn, gắn bó và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của những người lính.

2. Thân bài

a. Tinh thần bất khuất và tình cảm keo sơn của những người lính

– Từ trong mưa bom, bão đạn những chiếc xe nối đuôi nhau ra chiến trường, vượt qua núi cao vực sâu của Trường Sơn để về đây “họp thành tiểu đội”, những con người tự bốn phương chẳng quen biết nay đã trở thành bạn bè qua những cái bắt tay vội vã:

+ Hình ảnh cái nắm tay của người lính hiện lên chân thực, cảm động qua “cửa kính vỡ rồi”. Dường như ô cửa kính vỡ chẳng làm người lính bận lòng, trái lại nó lại càng làm cho họ có cơ hội gần gũi nhau hơn, xóa đi mọi khoảng cách. Cửa kính bỗng trở thành nhân chứng về sự gắn bó, đoàn kết của những người lính dọc tuyến đường Trường Sơn. Qua cái bắt tay nồng ấm họ trao cho nhau tình cảm thương mến, niềm tin, hi vọng vào một tương lai chiến thắng.

– Trong những giây phút dừng chân ngắn ngủi, họ cùng nhau: “Bếp hoàng cầm…gia đình đấy”

+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó được thể hiện qua bữa cơm giữa rừng. Trong giây phút ấy họ chia sẻ bát cơm, chiếc đũa,… với nhau. Chính điều đó giúp họ xích lại gần nhau hơn, gắn bó với nhau như những người ruột thịt trong gia đình. – Tình cảm keo sơn đã tiếp sức cho các anh, nâng bước giúp các anh tiếp tục lên đường: “Võng mắc…trời xanh thêm”

+ Từ láy “chông chênh” gợi sự không chắc chắn, không vững vàng. Phải chăng đó chính là hình ảnh của con đường Trường Sơn gồ ghề bị tàn phá bởi bom đạn cùng với những chiếc võng lắc lư theo nhịp xe. Câu thơ đã cho thấy những trở ngại, khó khăn, hiểm nguy mà người lính phải đối mặt. Nhưng khí phách, ý chí chiến đấu của họ vẫn kiên định, vượt lên tất cả để họ “lại đi lại đi trời xanh thêm”.

+ Điệp từ “lại đi” lặp lại hai lần cho thấy sự chảy trôi, tiếp nối, gợi ra nhịp hành quân khẩn trương. Từ đó khẳng định tinh thần chiến đấu kiên cường, vững vàng của người lính.

+ Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh thêm” lại cho ta thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, niềm vui phơi phới cũng là niềm hi vọng vào tương lai của ngày mai chiến thắng.

b. Ý chí chiến đấu vì miền Nam

– Ngay trong câu thơ đầu tác giả đã tái hiện hình ảnh những chiếc xe không kính, trải qua mưa bom bão đạn chiếc xe đã hư hại và bị biến dạng. Điệp ngữ “không có” được nhắc lại 3 lần không chỉ nhấn mạnh sự thiếu thốn trần trụi của những chiếc xe mà còn tô đậm hiện thực khốc liệt của chiến trường.

– Nhưng bom đạn chỉ có thể làm biến dạng được chiếc xe chứ không thể làm thay đổi được ý chí chiến đấu của những người chiến sĩ, xe “vẫn chạy vì miền Nam phía trước”:

+ Từ “vẫn” vang lên như một sự khẳng định đầy thách thức, hiên ngang của người lính, không gì có thể cản được sự chuyển động kì diệu của những chiếc xe.

+ Tác giả sử dụng biện pháp đối lập lấy cái “không có” để khẳng định cái “có” đó là trái tim, một trái tim đầy sức mạnh. Hình ảnh hoán dụ “trái tim” là một biểu tượng đẹp đẽ về vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người lính lái xe. Đó là trái tim cháy bỏng tình yêu nước, sôi trào ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam. Một trái tim đầy tinh thần trách nhiệm. Chỉ cần trái tim ấy người lính sẽ có đủ can đảm, dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn.

+ Trái tim đó đã trở thành nhãn tự của bài, cô đúc ý toàn bài, hội tụ vẻ đẹp của người lính, khẳng định chân lý của thời đại: điều làm nên chiến thắng không chỉ là những phương tiện hiện đại mà quan trọng hơn là ý chí, nghị lực, niềm tin vào chính nghĩa.

=> Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ sau, khiến ta không thể quên những thanh niên trong thời kì chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.

c. Đặc sắc nghệ thuật

– Sử dụng biện pháp nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị biểu cảm: so sánh, hoán dụ, điệp từ,…

– Tình đồng đội keo sơn gắn bó như gia đình trong những năm tháng đấu tranh gian khổ.

– Tinh thần, ý chí quyết tâm đánh giặc.

3. Kết bài

– Khẳng định lại tinh thần và ý chí chiến đấu, tình cảm gắn bó của những người lính và tài năng nghệ thuật của Phạm Tiến Duật.

– Liên hệ với bản thân và rút ra bài học về sự cống hiến cho đất nước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. ĐỌC HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh, Lòng miền Nam, NXB Văn nghệ, 1956)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra hai từ láy có trong đoạn trích.

Câu 3 (0,5 điểm): Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu.

Câu 4 (0,5 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ” và biết nó thuộc kiểu câu gì?

Câu 5 (1,0 điểm): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng sau:

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Câu 6 (1,0 điểm): Qua đoạn trích trên, anh/chị cảm nhận gì về tình cảm của nhà thơ đối với quê hương?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

Viết đoạn văn diễn dịch (từ 8 đến 10 câu, trong đó có một câu sử dụng thành phần biệt cảm thán, gạch chân thành phần cảm thán) với câu chủ đề:

Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

Câu 2 (4,0 điểm): Phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Từ đó, nhận xét về tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2 (0,5 điểm): Hai từ láy có trong đoạn trích: lấp loáng, mới mẻ.

Câu 3 (0,5 điểm): Từ ngữ, hình ảnh nói về vẻ đẹp của con sông trong bốn dòng đầu: sông xanh biếc, nước gương trong, những hàng tre, lòng sông lấp loáng

Câu 4 (0,5 điểm):

Cấu tạo ngữ pháp của câu: “Tôi(CN)/giữ mãi mối tình mới mẻ(VN).”

Thuộc kiểu câu trần thuật đơn.

Câu 5 (1,0 điểm):

– Biện pháp tu từ so sánh: Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng.

– Nắng không “chiếu”, không “soi”, mà là “tỏa” – diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

Câu 6 (1,0 điểm):

Tác giả đã nhắc nhở bao người về vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương mình, qua đó kín đáo gợi mở tình yêu nước sâu nặng, bền chặt. Qua đó ta thấy nhà thơ luôn yêu và gắn bó với quê hương đất nước, tự hào về những nét đẹp bình dị và trong sáng của nó, nơi mà mỗi khi đi xa luôn canh cánh nhớ về, khắc khoải khôn nguôi.

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

Câu 1

Đoạn văn chỉ từ 8 – 10 câu nên các em đặc biệt lưu ý những ý sau:

– Giới thiệu được vấn đề: Tình yêu quê hương, đất nước là điều không thể thiếu trong mỗi con người.

– Giải thích được vấn đề: Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

– Biểu hiện: tình cảm với người thân trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, sự gắn bó với làng quê nơi mình sinh ra, trong cả việc bảo vệ, gìn giữ các nét đẹp truyền thống của văn hóa dân tộc….

– Vai trò của tình yêu quê hương đất nước: giúp mỗi con người sống tốt hơn, ý nghĩa hơn, không quên nguồn cội; nâng cao tinh thần trách nghiệm và ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người.

– Mở rộng: Tình yêu quê hương đất nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào. Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương.

– Phản đề: Phê phán một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, sống vô tâm với mọi người, không biết đóng góp xây dựng quê hương đất nước ngược lại còn có những hành vi gây hại đến lợi ích chung của cộng đồng,…

– Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại nhận định của em về tình yêu quê hương đất nước (quan trọng, cần thiết,…). Đưa ra lời khuyên cho mọi người.

Câu 2

Mở bài

– Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và truyện Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện truyền kì.

+ “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn lục nổi tiếng của ông, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc.

– Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Nương: là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ nhưng phải chịu bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến.

Thân bài

* Khái quát về truyện Chuyện người con gái Nam Xương

– Hoàn cảnh ra đời: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong sách Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền) của Nguyễn Dữ được viết vào thế kỉ XVI. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.

– Cốt truyện: Truyện kể về người con gái tên Vũ Nương thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.

* Phân tích nhân vật Vũ Nương

– Hoàn cảnh sống:

+ Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ

+ Hoàn cảnh gia đình: Hôn nhân không có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.

– Vũ Nương, người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp

+ Là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp

+ Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng

Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng mực.

Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dò chồng những lời tình nghĩa, đằm thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”.

=> Chồng đi xa vẫn một lòng chung thủy, thương nhớ chồng khôn nguôi, mong chồng trở về bình yên vô sự, ngày qua tháng lại một mình vò võ nuôi con.

+ Người con dâu hiếu thảo:

. Thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ chồng

. Khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chạy chữa, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn để cho mẹ có thể vơi bớt đi nỗi nhớ thương và mong ngóng con.

. Lo ma chay, tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất.

+ Người mẹ thương con hết mực:

. Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái.

. Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản.

→ Vũ Nương là một người phụ nữ lý tưởng đầy đủ phẩm chất công – dung – ngôn – hạnh.

=> Nguyễn Dữ đã dành thái độ yêu mến, trân trọng đối với nhân vật qua từng trang truyện, khắc họa hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.

– Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu:

+ Nàng là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình yêu và tự do: Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương.

+ Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:

. Cuộc sống hôn nhân với Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, để lại mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời.

. Trong ba năm chồng đi lính, nàng phải thay chồng cáng đáng việc gia đình, chăm sóc con cái, phụng dưỡng mẹ già

. Sự xa cách do chiến tranh đã tạo điều kiện nảy sinh hiểu lầm.

+ Nỗi đau, oan khuất:

Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.
Không thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức, bảo toàn danh dự.

+ Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được

→ Vũ Nương có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng phải chịu một số phận cay đắng, oan nghiệt.

=> Tố cáo xã hội phong kiến bất công phi lí đương thời rẻ rúng, chà đạp lên hạnh phúc của con người nhất là người phụ nữ.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật

– Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật

– Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại… kết hợp với yếu tố kì ảo có thực

– Bút pháp miêu tả nhân vật sinh động

*Tình cảm của tác giả dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến

. Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng nhân vật người phụ nữ hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Vũ Nương cũng là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.

. Qua đó, tác giả đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.

. Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Kết bài: Khái quát và khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này. Những sinh vật có sức chống trả càng yếu, sẽ càng sớm trở thành nạn nhân, và chịu ảnh hưởng càng nặng nề. Rồi loài người sẽ là những nạn nhân tiếp theo nếu chúng ta không cùng nhau tạo ra thay đổi. Thế hệ tương lai sẽ trả giả, hay biết m là hệ quả của chính những gì chúng ta làm ngày hôm nay. Tôi tin rằng, nếu đã đọc đến đây, bạn sẽ trở thành đồng đội của tôi, của tác giả, của những người đang cổ gắng để làm cho Trái Đất này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

(Theo Hoàng Thảo – Lời giới thiệu, Sống xanh không khó – Nam Kha, NXB Dân trí, 2020)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm).

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới những đối tượng nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có đồng tình với ý kiến: Thế hệ tương lai sẽ trả giá, hay biết ơn là hệ quả của chính những gì chúng ta là ngày hôm nay không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 – 20 dòng) chia sẻ về những việc em có thể làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích hình tượng người lính trong đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán tướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá.

Miệng cười buốt giá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Trích Đồng chí – Chính Hữu, SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2020)

ĐÁP ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận

Câu 2

Theo đoạn trich, biến đổi khi hậu, ô nhiễm môi trường đang gây ra tác động tới mọi khía cạnh của cuộc sống, của tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất này.

Câu 3:

Nội dung chính của đoạn trích là: Biến đổi khi hậu và hành động của con người.

Câu 4:

Gợi ý tham khảo

Đồng tình

Bởi vì: Những việc làm của chúng ta ngày hôm nay sẽ gây tác động rất lớn đến môi trường. Mà các thế hệ mai sau sẽ trực tiếp chịu ảnh hưởng từ các hậu quả đó để lại. Vì vậy nếu ngay từ bây giờ chúng ta thay đổi môi trường xanh thì thế hệ sau của chúng ta sẽ được sống một cuộc sống trong lành, trái đất trở nên tươi đẹp hơn.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

I. Mở đoạn

– Giới thiệu vấn đề

– Bạn quan tâm tới Trái Đất – hành tinh nơi chúng ta đang sống, vậy bạn sẵn sàng làm gì để bảo vệ hành tinh này? Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất.

II. Thân đoạn:

– Biểu hiện: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: nóng lên toàn cầu, hệ sinh thái biển đang chết dần và sự sống của nhiều loài động vật đang bị đe dọa, thật khó để biết nên bắt đầu từ đâu. Nếu chỉ một cá nhân hành động sẽ không thể tạo ra sự khác biệt, nhưng nó sẽ đóng góp một phần nào đó vào công cuộc để bảo vệ Trái Đất

→ Khẳng định tầm quan trọng ứng xử đối với người bất hạnh trong xã hội hiện nay.

– Nếu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay:

+ Trái đất ngày càng nóng lên

+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên

+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ.

– Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn:

+ Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường

+ Có lối sống bền vững

+ Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước

+ Ít sử dụng hóa chất + Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,…

+ Bảo vệ các loài động vật quý hiếm…

+ Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm.

+ Tăng cường tuyên truyền để cho nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, hiểu rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với hệ sinh thái, sức khỏe con người…

+ Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy

+ Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường

– Bài học nhận thức và hành động

+ Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường.

+ Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội.

III. Kết đoạn

– Khái quát lại vấn đề vừa bàn luận.

– Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)

– Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và hình ảnh người lính.

2. Thân bài:

Hình ảnh người lính hiện lên với những vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm:

a. Thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

=> thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ổm đau, bệnh tật.

b. Chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính:

“Áo anh …..chân không giày”

NT: Sử dụng các câu thơ sóng đội, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

– Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”

– Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp họ vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

→ Sự đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp. Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Sự lãng mạn và lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

– Bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ: Dù hoàn cảnh như thế nào thì cũng bên cạnh nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

– Trên cánh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết: người lính, khẩu súng, vầng trăng → Hình ảnh đẹp về tình đồng đội

Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

“Đầu súng trăng treo”

“suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi sủng”

(suy nghĩ của tác giả – hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)

+ Súng và trắng, gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.

– Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng (biểu tượng của thơ kháng chiến; kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

3. Kết bài

Khái quát về những vẻ đẹp cơ bản của hình ảnh người lính và tình đồng đội, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Kì thi tuyển sinh vào lớp 10

Năm học 2022 – 2023

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng minh thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

(Trích Nói với con – Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.2)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm). Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn trích.

Câu 3 (0,75 điểm). Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn trích và cho biết ý nghĩa của thành ngữ đó.

Câu 4 (2,0 điểm). Từ nội dung gợi ra của các câu thơ: Sống như sống như suối / Lên thác xuống ghềnh / Không lo cực nhọc, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí con người trong cuộc sống.

PHẦN II (6,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.195-200).

ĐÁO ÁN THAM KHẢO

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2:

Biện pháp tu từ so sánh: “Sống như sống như suối”

→ Thể hiện sự mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt của người đồng mình, họ luôn sống gần gũi và chan hòa với thiên nhiên. Ngoài ra, “sống như sống như suối” còn thể hiện được sức sống dẻo dai, bền bỉ, giàu nghị lực của người đồng mình.

Câu 3:

Thành ngữ có trong bài thơ là “Lên thác xuống ghềnh”.

Nhấn mạnh nỗi vất vả, khó nhọc trong cuộc sống làm ăn của “người đồng minh”.

Câu 4:

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò của ý chí con người trong cuộc sống.

2. Thân đoạn

* Giải thích khái niệm ý chí nghị lực

• Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.

• Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.

* Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực

– Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.

– Biểu hiện của ý chí nghị lực:

• Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: người đồng minh “Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”

• Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp. Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.

* Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực

• Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: người đồng mình, những bệnh nhân người gặp khó khăn trong đại dịch COVID – 19, toàn dân cùng đồng lòng chống dịch,…

• Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.

• Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.

• Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.

• Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.

*Bình luận, mở rộng

– Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:

• Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời.

• Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai.

• Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận. -> Lối sống cần lên án.

– Phương hướng rèn luyện:

• Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

• Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện. * Bài học nhận thức và hành động:

• Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.

• Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã. Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.

• Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.

• Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.

3. Kết đoạn

– Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của ý chí nghị lực; đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Phần II

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Giới thiệu luậ đề: Diễn biến tâm trạng của bé Thu

2. Thân bài:

* Tâm trạng của bé Thu trước khi nhận ra cha:

– Thu thương cha như thế. Ta tưởng chừng như khi được gặp cha, nó sẽ bồi hồi, sung sướng và sả vào vòng tay của ba nó nũng nịu với tình cảm mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhưng không, Thu đã làm cho người đọc phải bất ngờ qua hành động quyết liệt không chịu nhận ông Sáu là ba. “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn…ngơ ngác, lạ lùng…”

– Khi ông Sáu đến gần, giọng lặp bặp run run: “Ba đây con! Ba đây con” thì “Con bé thấy lạ quá, mặt bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: Má! Má!”. Sự lạ lẫm ấy khiến ông Sáu vô cùng hụt hẫng.

– Suốt ba ngày, ông Sáu chẳng đi đâu xa, muốn ở bên con vỗ về, chăm sóc, bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cảm. Song, ông cảng xích lại gần thì nó càng tìm cách xa lánh, nhất định không gọi một tiếng “ba”. Khi má dọa đánh bắt kêu “ba” vào ăn cơm, nó nói trồng: “Vô ăn cơm!”; “Cơm chín rồi!”; “Con kêu rồi mà người ta không nghe”. Hai tiếng “người ta” làm ông Sáu đau lòng đến mức không khóc được, chỉ khe khẽ lắc đầu cười.

– Đến bữa sau, má giao cho nó nhiệm vụ ở nhà trong nồi cơm, nó không thể tự chắt nước. Tưởng chừng nó phải cầu cứu đến người lớn, phải gọi “ba”. Nhưng quyết không, nó vẫn nói trồng “Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái!”. Bác Ba mở đường cho nó, nhưng nó không để ý, nó lại kêu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. Ông Sáu cứ vẫn ngồi im. Và nó đã tự mình làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức, mà nhất định không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu cất lên cái tiếng mà ba nó mong chờ.

– Đỉnh điểm của kịch tính: bé Thu hất cái trứng cá mà ông Sáu đã gắp cho nó, làm cơm văng tung tóe. Ông Sáu không thể chịu đựng nổi nữa trước thái độ lạnh lùng của đứa con gái mà ông hết mực yêu thương, ông đã nổi giận và chẳng kịp suy nghĩ, ông vung tay đánh vào mông nó. Bị ông Sáu đánh, Thu không khóc, gặp lại trứng cá rồi bỏ sang nhà ngoại, lúc đi còn cố ý khua dây lòi tói kêu rộn ràng.

→ Những chi tiết bình thường mà tinh tế này chứng tỏ nhà văn rất thấu hiểu tâm lý trẻ em. Trẻ con vốn rất thơ ngây nhưng cũng đầy cố chấp, nhất là khi chúng có sự hiểu lầm, chúng kiên quyết chổi từ tình cảm của người khác mà không cần cân nhắc, nhất là với một cô bé cá tính, bướng bỉnh như Thu. Người đọc nhiều khi thấy giận em, thương cho anh Sáu. Nhưng thật ra em vẫn là cô bé dễ thương. Bởi nguyên nhân sâu xa của sự chối từ ấy vẫn là tình yêu ba. Tình yêu đến tôn thờ, trung thành tuyệt đối với người ba trong tấm ảnh chụp chung với má – người ba với gương mặt không có vết thẹo dài.

* Tâm trạng của bé Thu khi nhận ra cha:

– Tình yêu ba trong bé Thu đã trỗi dậy mãnh liệt vào cái giây phút bất ngờ nhất, giây phút ông Sáu lên đường trong nỗi đau vì không được con đón nhận. Bằng sự quan sát tinh tế, bác Ba là người đầu tiên nhận ra sự thay đổi của Thu trong “vẻ mặt sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt như to hơn nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Điều đó cho thấy trong tâm hồn đứa trẻ nhạy cảm như Thu đã có ý thức về cảm giác chia li, giây phút này em thèm biểu lộ tình yêu với ba hơn hết, nhưng sự ân hận về những gì mình đã làm ba buồn khiến em không dám bày tỏ. Để rối tình yêu ba trào dâng mãnh liệt trong em vào khoảnh khắc ba nhìn em với cái nhìn trìu mến, giọng nói ấm áp “thôi, ba đi nghe con!”.

–  Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả ông Sáu, Thu thốt lên tiếng kêu thét “Ba…a…a…ba!”. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và ruột gan mọi người nghe thật xót xa”. Đó là tiếng “ba” nó cố kìm nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như “vỡ tung ra từ đáy lòng nó”. Tiếng gọi thân thương ấy đứa trẻ nào cũng gọi đến thành quen nhưng với cha con Thu là nỗi khát khao của 7 năm trời xa cách thương nhớ. Đó là tiếng gọi của trái tim, của tình yêu trong lòng đứa bé 8 tuổi mong chờ giây phút gặp ba. – Đi liền với tiếng gọi là những cử chỉ vồ vập, cuống quýt trong nỗi ân hận của Thu. Như một con sóc, nó chạy xô tới, nhảy thót lên, dang chặt hai tay ôm lấy cổ ba, hôn ba cùng khắp, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má, khóc trong tiếng nấc, kiên quyết không cho ba đi…Cảnh tượng ấy tô đậm thêm tình yêu mãnh liệt, nỗi khát khao mong mỏi mà Thu dành cho ba. Phút giây ấy khiến mọi người xung quanh không ai cầm được nước mắt và bác Ba “bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm chặt trái tim mình”.

– Dường như nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng muốn kéo dài thêm giây phút chia ly của cha con Thu trong cảm nhận của người đọc bằng cách rẽ mạch truyện sang một hướng khác, để bác Ba nghe bà ngoại Thu kể lại cuộc chuyện trò của hai bà cháu đêm qua. Chi tiết này vừa giải thích cho ta hiểu thái độ bướng bỉnh không nhận ba hôm trước của bé Thu và sự thay đổi trong hành động của em hôm nay. Như vậy, trong lòng cô bé, tình yêu dành cho ba luôn là một tình cảm thống nhất, mãnh liệt. Dù cách biểu hiện tình yêu ấy thật khác nhau trong hai hoàn cảnh, nhưng nó vẫn xuất phát trừ một cội nguồn trong trái tim đứa trẻ luôn khao khát tình cha.

– Tuy nhiên, Thu trước sau vẫn chỉ là một cô bé ngây thơ, em đồng ý cho ba đi để ba mua một chiếc lược, món quà nhỏ mà bất cứ em bé gái nào cũng ao ước. Bắt đầu từ chi tiết này, chiếc lược ngà bước vào câu chuyện, trở thành một chứng nhận âm thầm cho tình cha con thiêng liêng, bất tử.

– Đánh giá: Qua những biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu,người đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi của bé Thu. Sự cứng đầu, tưởng như ương ngạnh ở Thu là biểu hiện của một cá tính mạnh mẽ (cơ sở để sau này trở thành một cô giao liên mưu trí, dũng cảm). Tuy nhiên, cách thể hiện tình cảm của em vẫn rất hồn nhiên, ngây thơ. Qua những diễn biến tâm lí của Thu, ta thấy tác giả đã tỏ ra rất am hiểu tâm lý trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến, trân trọng những tình cảm trẻ thơ.

3. Kết bài:

– Tổng kết vấn đề nghị luận.