Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b75e2-1370d.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b75e2-13713.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Ancol Isoamylic Là Gì? Công thức và tính chất hóa học
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b75e2-13718.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Ancol Isoamylic Là Gì? Công thức và tính chất hóa học

Vy - 21/02/2022

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b75e2-13719.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Trong chương trình Hóa cấp 3, Ancol Isoamylic là một trong những chất hữu cơ quan trọng và có nhiều ứng dụng trong sản xuất mà các em sẽ được học. Qua bài viết dưới đây, Marathon Education sẽ giúp các em hiểu thêm về khái niệm, tính chất đặc trưng, công thức Ancol Isoamylic cũng như hướng dẫn giải một số bài tập vận dụng về hợp chất này. Các em hãy theo dõi bài viết sau.

>>> Xem thêm: Ancol Anlylic Là Gì? Công Thức Cấu Tạo Và Bài Tập Về Ancol Anlylic

Ancol Isoamylic là gì?

Công thức Ancol Isoamylic

Đây là một trong số những đồng phân của ancol amyl.

Ancol Isoamylic có công thức cấu tạo là (CH3)2-CH-CH2-CH2-OH.

Công thức phân tử của Ancol Isoamylic là C5H12O.

Danh pháp và tên thay thế

Danh pháp IUPAC của Ancol Isoamylic là 3 – metylbutan – 1– ol.

Ngoài ra, Ancol Isoamylic còn có một số tên gọi khác như:

  • Isopentanol
  • 3-Methyl-1-butanol
  • Isopentyl alcohol
  • Isobutyl Carbinol

Tính chất đặc trưng của Ancol Isoamylic

Các tính chất của ancol isoamylic
Các tính chất của Ancol Isoamylic (Nguồn: Internet)
  • Ancol Isoamylic là chất lỏng trong suốt, không màu và tan được trong nước.
  • Khối lượng riêng của Ancol Isoamylic: 0,8104 g/cm3 at 20 °C.
  • Điểm sôi: 131,1 °C (404,2 K; 268,0 °F).
  • Độ hòa tan trong nước: Tan ít trong nước, 28 g/l.
  • Tan được trong các dung môi như axeton, diethyl ether và etanol.
  • Khối lượng mol (M): 88,148 g/mol.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Ứng dụng của Ancol Isoamylic

Ancol Isoamylic được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp:

  • Là nguyên liệu chính để sản xuất dầu chuối
  • Là thành phần chính trong thuốc thử Kovac, được dùng để kiểm tra vi khuẩn.
  • Sử dụng trong sản xuất chất ức chế hoạt tính RNase và khả năng hòa tan tự do của RNA.
  • Là một trong những thành phần tạo nên mùi thơm của nấm cục đen và củ melanosporum.

Bài tập vận dụng Ancol Isoamylic

Để giúp các em hiểu rõ về tính chất hóa học của Ancol Isomylic khi tác dụng với axit axetic và hợp chất liên quan (ancol anlylic), dưới đây là một số bài tập vận dụng về hợp chất Ancol Isoamylic mà các em có thể tham khảo.

Bài tập 1:

Cho hỗn hợp X gồm 3 chất etanol, propan-1-ol và ancol anlylic và được chia thành ba phần bằng nhau. Sau đó lần lượt cho các phần hỗn hợp tác dụng với các chất khác nhau, cụ thể như sau:

  • Phần 1 tác dụng với natri dư và thu được 1,68 lít H2(đktc)
  • Phần 2 tác dụng với dung dịch chứa 8 g Br2 trong CCl4, kết quả dung dịch mất màu.
  • Phần 3 đem đốt cháy toàn phần thấy có 17,6 g khí CO2 (đktc) sinh ra.

Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất ancol trong hỗn hợp X ban đầu.

Bài giải:

\begin{aligned}
&\text{Gọi }n_{C_2H_5OH}=x,\ n_{C_3H_7OH}=y,\ n_{C_3H_5OH}=z\\
&\text{Phần 1:}\\
&\bull CH_3-CH_2-OH +Na\to CH_3-CH_2-ONa+\frac{1}{2}H_2\ \\
&\bull CH_2=CH-CH_2-OH+Na\to CH_2=CH-CH_2-ONa+\frac{1}{2}H_2\ \\
&\bull CH_3-CH_2-CH_2-OH+Na\to CH_3-CH_2-CH_2-ONa+\frac{1}{2}H_2\\
&\text{Ta có: }n_{C_2H_5OH}+n_{C_3H_7OH}+n_{C_3H_5OH}=x+y+z=2n_{H_2}=2.0,075=0,15 (mol)\ (I)\\
&\text{Phần 2:}\\
&\bull CH_2=CH-CH_2-OH+Br_2\to CH_2Br-CHBr-CH_2OH\\
&\text{Ta có: }n_{C_3H_5OH}=z=n_{Br_2}=0,05 (mol)\\
&(I)\Leftrightarrow x+y=0,1.\\
&\text{Phần 3:}\\
&\bull C_2H_5OH+3O_2\to 2CO_2+3H_2O\\
&\bull C_3H_7OH+\frac{9}{2}O_2\to 3CO_2+4H_2O\\
&\bull C_3H_5OH+4O_2\to 3CO_2+3H_2O\\
&n_{CO_2}=2x+3y+3z=2x+3y+3.0,05=0,4\ (mol) \Leftrightarrow 2x+3y=0,25\\
&\text{Ta có hệ phương trình:}\begin{cases} x+y=0,1\\2x+3y=0,25\end{cases}
\Rightarrow x=y=0,05\ (mol)\\
&\text{Vậy, trong hỗn hợp X sẽ có: }\\
&m_{C_2H_5OH}=2,3\ (g);\ m_{C_3H_7OH}=3,0\ (g);\ m_{C_3H_5OH}=2,9\ (g).\\
&\text{Theo đó, ta sẽ tính được phần trăm khối lượng: }\\
&\%C_2H_5OH=28,05\%;\ \%C_3H_7OH=36,58\%;\ \%C_3H_5OH=35,37\%
\end{aligned}

Bài tập 2:

Đun nóng 150 gam axit axetic với 176 gam rượu isoamylic có xúc tác H2SO4 đặc thì thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được, biết hiệu suất phản ứng là 55%.

Bài giải:

\begin{aligned}
&n_{axit}=\frac{150}{60}=2,5 \ mol\\
&n_{ancol}=\frac{176}{88}=2 \ mol\\
&(CH_3)_2CHCH_2CH_2OH+CH_3COOH\rightleftharpoons CH_3COOCH_2CH_2CH(CH_3)_2+H_2O\\
&\text{Nhận xét: }2<2,5 \Rightarrow n_{este}=2 \ mol\\
&\Rightarrow \text{Ancol hết, axit dư, phương trình tính theo số mol của ancol} \\
&m_{thực\ tế} = m_{lý\ thuyết}.\frac{H\%}{100}\\
&\Rightarrow m_{este}=2.130.\frac{55}{100}=143g
\end{aligned}

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Trên đây là những kiến thức cơ bản về Ancol Isoamylic gồm khái niệm, tính chất đặc trưng, công thức Ancol Isoamylic và một số bài tập vận dụng liên quan. Các em hãy nắm vững các tính chất của hợp chất này và làm bài tập thường xuyên để có thể đạt điểm cao trong các bài kiểm tra môn Hóa. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34