Phi kim là gì? Tính chất hóa học của phi kim – Marathon Education

Vy - 25/02/2022

Ở chương trình Hóa cấp 3, phi kim có rất nhiều chất khác nhau. Đây cũng là lý thuyết quan trọng xuất hiện nhiều trong các bài kiểm tra và bài thi. Nhằm giúp các em nắm vững kiến thức về phi kim, Team Marathon Education đã biên soạn và chia sẻ đến các em những lý thuyết trọng tâm bao gồm phi kim là gì, tính chất vật lý, tính chất hóa học của phi kim và một số bài tập vận dụng có đáp án trong bài viết dưới đây.

Phi kim là gì?

Phi kim là gì và bao gồm những nguyên tố nào?
Phi kim là gì và bao gồm những nguyên tố nào? (Nguồn: Internet)

Trước khi tìm hiểu về các tính chất hóa học của phi kim, các em hiểu rõ phi kim là gì.

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron, ngoại trừ hidro. Phi kim nằm ở bên phải bảng tuần hoàn hóa học. Hầu hết các phi kim không dẫn điện. Một số nguyên tố có sự biến tính, như cacbon, graphit có thể dẫn điện. Phi kim thường tồn tại ở dạng phân tử.

Phi kim bao gồm:

  • Các loại khí hiếm
  • Các loại halogen 
  • Các loại còn lại gồm oxi, lưu huỳnh, selen, nitơ, photpho, cacbon, hiđro 
  • Một số á kim như silic và bo 

Ví dụ về phi kim: Argon (Ar), Radon (Rn), Heli (He), Clo (Cl), Flo (F), Brom(Br), Iot (I), Atatin (At), Oxi (O), Sulfur (S), Nito (N), Photpho (P), Selen (Se), Bo, Neon (Ne),…

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tính chất vật lý của phi kim

  • Trạng thái: Các nguyên tố phi kim thường tồn tại ở 3 trạng thái khác nhau gồm thể rắn (lưu huỳnh, cacbon, photpho…), thể lỏng (brom) và thể khí (hidro, oxy, clo…)
  • Độ dẫn điện và dẫn nhiệt: Đa số các nguyên tố phi kim không dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
  • Nhiệt độ nóng chảy: Phần lớn các nguyên tố phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp như photpho (44,2oC), lưu huỳnh (115,2oC), brom (-7,2oC)…

>>> Xem thêm: Tính Chất Hóa Học Của Lưu Huỳnh, Cách Điều Chế Và Các Ứng Dụng

Tính chất hóa học của phi kim

Các tính chất hóa học của phi kim
Các tính chất hóa học của phi kim (Nguồn: Internet)

Có 3 tính chất hóa học của phi kim mà các em cần lưu ý bao gồm:

  • Tác dụng với kim loại
  • Tác dụng với hidro 
  • Tác dụng với oxi

Tác dụng với kim loại

Tính chất hóa học của phi kim đầu tiên mà các em sẽ tìm hiểu đó là nhiều phi kim có khả năng tác dụng với kim loại tạo thành muối.

Phương trình phản ứng tổng quát:

Phi kim + Kim loại → Muối

Ví dụ:

2Na + Cl_2 \xrightarrow{t^o} 2NaCl\\
Fe + S \xrightarrow{t^o} FeS

Ngoài ra, các em cũng cần lưu ý, oxi khi tác dụng với kim loại sẽ tạo thành oxit.

Phương trình phản ứng tổng quát:

Oxi + Kim loại → Oxit

Ví dụ:

2Cu + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CuO\\
2Mg + O_2 \xrightarrow{t^o} 2MgO

>>> Xem thêm: Khái Quát Về Kim Loại Và Tính Chất Hóa Học Của Kim Loại

Tác dụng với hidro

Tính chất hóa học thứ hai của phi kim là tác dụng với hidro. 

  • Oxi tác dụng khí hidro tạo thành nước hoặc hơi nước.
2H_2 + O_2 \xrightarrow{t^o} H_2O↑
  • Clo tác dụng khí hidro tạo thành khí hidro clorua.
H_2 + Cl_2 \xrightarrow[ánh\ sáng]{t^o}  2HCl↑

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Clo, Ứng Dụng Và Cách Điều Chế Clo

  • Nhiều phi kim khác (C, S, Br2…) tác dung với khí hidro tạo thành hợp chất khí.
H_2 + Br_2 \xrightarrow[Pt]{t^o} 2HBr↑

Tác dụng với oxi

Tính chất hóa học thứ ba của phi kim đó là tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

Ví dụ:

S + O_2 \xrightarrow{t^o} SO_2\\
4P + 5O_2 \xrightarrow{t^o} 2P_2O_5

Mức độ hoạt động hóa học của phi kim

Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

  • F, Cl, O là những phi kim mạnh.
  • S, P, C, Si là những phi kim yếu.

>>> Xem thêm: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại Là Gì? Ý Nghĩa Và Mẹo Nhớ Nhanh

Bài tập vận dụng về tính chất hóa học của phi kim

Nhằm giúp các em nắm vững lý thuyết về tính chất hóa học của phi kim và biết cách vận dụng để giải các bài tập, Marathon Education sẽ giới thiệu đến các em một số bài tập mẫu kèm đáp án dưới đây:

Bài tập 1: Bài 5 Trang 76, SGK Hóa 9

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi phi kim oxit axit oxit axit axit muối sunfat tan muối sunfat không tan.

  1. Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.
  2.  Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển hóa trên.

Hướng dẫn:

  1. Chất thích hợp là S, ta có sơ đồ sau:

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → Na2SO4 → BaSO4

  1. Phương trình phản ứng:

S + O2 → SO2

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl

Bài tập 2: Bài 5 Trang 87, SGK Hóa 9

Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:

  • Dẫn 10 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
  • Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Hướng dẫn:

  • Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỷ lệ thể tích cũng sẽ bằng với tỷ lệ về số mol.
  • Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:
2CO + O_2 \xrightarrow{t^o} 2CO_2

Từ phương trình phản ứng, ta có:

\begin{aligned}
&n_{CO} = 2n_{O_2}\\
&\Rightarrow V_{CO} = 2.V_{O_2} = 2.2 = 4\ lít \text{ (tỉ lệ mol cũng chính là tỉ lệ thể tích)}\\
&\Rightarrow V_{CO_2} = 16 - 4 = 12\ lít\\
&\Rightarrow \%V_{CO_2} = \frac{12}{16}.100\% = 75\%\\
&\Rightarrow \%V_{CO} = 100\% - 75\% = 25\%

\end{aligned}

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Với chia sẻ về phi kim gồm định nghĩa, tính chất vật lý và tính chất hóa học của phi kim trong bài viết trên, Marathon Education hy vọng đã giúp các em sẽ nắm vững những kiến thức này và vận dụng làm tốt các bài tập trên lớp và các bài kiểm tra. Các em cũng có thể học trực tuyến các kiến thức bổ ích khác của môn Toán – Lý – Hoá tại website của Marathon Education. Chúc các em luôn học tập tốt và đạt điểm cao trong các kỳ thi!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan