Phèn chua là một chất quen thuộc trong đời sống và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp xử lý nước, khử trùng. Đây cũng là một kiến thức liên quan đến nhôm và hợp chất của nhôm trong chương trình Hóa 12. Vậy phèn chua có những tính chất gì? Công thức hóa học của phèn chua như thế nào? Hợp chất này có những ứng dụng thực tế nào? Các em hãy cùng Marathon Education tìm hiểu những lý thuyết này qua bài viết dưới đây.
Phèn chua thực chất là một loại muối tồn tại dưới dạng tính thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng hơi đục. Tên khoa học của phèn chua là Kali Alum. Hợp chất có vị chát chua, không độc, ít tan trong nước và không tan được trong cồn.
Khi tan trong nước, phèn chua tạo các kết tủa Al(OH)3. Kết tủa này có khả năng kết dính với các hạt lơ lửng có trong nước đục. Từ đó, những hạt này sẽ trở nên nặng hơn và lắng xuống đáy, làm cho nước trở nên trong hơn.
KAI(SO4)2 là công thức hóa học của phèn chua. Do đó mà phèn chua còn được gọi là phèn nhôm. Phèn nhôm thường thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước KAl(SO4)2·12H2O hoặc dạng K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Từ Lớp 8 Đến Lớp 12 Cần Nhớ
Bên cạnh công thức học của phèn chua đã tìm hiểu ở phần trên, tính chất vật lý của phèn chua bao gồm:
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+
Chất kết tủa này sẽ bám vào các hạt các, bụi lơ lửng trong ước làm khiến chúng chìm xuống đáy, từ đó làm cho nước trở nên trong vắt.
>>> Xem thêm: Bazơ Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Bazơ
Từ công thức hóa học của phèn chua đã nêu trên, ta có thể xác định các thành phần chính dùng để điều chế phèn chua thường là đất sét, axit sunfuric và K2SO4.
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là những kiến thức về ứng dụng và công thức hóa học của phèn chua. Các em hãy theo dõi Marathon Education để học online thêm nhiều kiến thức Hóa – Lý – Toán học bổ ích giúp các em nâng cao kiến thức và bứt phá điểm số. Chúc các em học tập hiệu quả và luôn đạt điểm tốt!