Tính tương đối của chuyển động, Công thức cộng vận tốc: Lý thuyết và Bài tập
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b633c-df01.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Tính tương đối của chuyển động là phần nội dung mà các em cần nắm vững để giải các bài tập chuyển động. Marathon Education đã tổng hợp lý thuyết về tính tương đối của chuyển động, công thức cộng vận tốc và cách giải bài tập trong bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Vật Lý 10: Chuyển Động Tròn Đều Lý Thuyết Và Bài Tập Minh Họa
Tính tương đối của chuyển động
Tính tương đối của vận tốc
Vận tốc của vật chuyển động đối với các hệ quy chiếu khác nhau thì sẽ khác nhau. Do đó, ta có thể nói vận tốc có tính tương đối.
Ví dụ về tính tương đối của vận tốc:
Một hành khách ngồi yên trong một toa tàu chuyển động với vận tốc 40 km/h. Đối với toa tàu thì vận tốc của người đó bằng 0. Đối với người đứng dưới đường thì hành khách trên tàu đang chuyển động với vận tốc 40 km/h.
>>> Xem thêm: Vật Lý 10: Chuyển Động Thẳng Đều Lý Thuyết Và Bài Tập Minh Họa
Tính tương đối của quỹ đạo
Hình dạng quỹ đạo của chuyển động trong các hệ quy chiếu khác nhau thì khác nhau. Vậy quỹ đạo có tính tương đối.
Ví dụ về tính tương đối của quỹ đạo:
Trời không có gió, người đứng bên đường thấy giọt mưa rơi theo quỹ đạo là đường thẳng, người ngồi trên ô tô đang chuyển động thấy giọt mưa rơi theo phương xiên góc.
>>>Xem thêm: Thế Năng Là Gì? Công Thức Tính Thế Năng Trọng Trường Và Thế Năng Đàn Hồi
Các hệ quy chiếu
Ta có hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động:
- Hệ quy chiếu đứng yên: là hệ quy chiếu gắn với vật đứng yên.
- Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với vật vật chuyển động.
>>> Xem thêm: Lý Thuyết Lý 10: Chuyển Động Cơ Và Bài Tập Minh Họa
Công thức cộng vận tốc
Công thức:
\overrightarrow{v_{13}}=\overrightarrow{v_{12}}+\overrightarrow{v_{23}}
Trong đó:
\begin{aligned} &\small\bull \overrightarrow{v_{13}}\text{ là vận tốc tuyệt đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên)}\\ &\small\bull \overrightarrow{v_{12}}\text{ là vận tốc tương đối (vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động)}\\ &\small\bull \overrightarrow{v_{23}}\text{ là vận tốc kéo theo (vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên)}\\ \end{aligned}
\begin{aligned} &\small\text{Trong trường hợp }\overrightarrow{v_{12}} \text{ cùng phương và cùng chiều }\overrightarrow{v_{23}}:\\ &\small\ \ \ \bull\text{Về độ lớn: }v_{13}=v_{12}+v_{23}\\ &\small\ \ \ \bull\text{Về hướng: }\overrightarrow{v_{13}} \text{ cùng hướng với }\overrightarrow{v_{12}} \text{ và }\overrightarrow{v_{23}}\\ &\small\text{Trong trường hợp }\overrightarrow{v_{12}} \text{ cùng phường và ngược chiều }\overrightarrow{v_{23}}:\\ &\small\ \ \ \bull\text{Về độ lớn: }v_{13}=|v_{12}-v_{23}|\\ &\small\ \ \ \bull\text{Về hướng: }\\ &\small\ \ \ \ \ \ \ \circ\overrightarrow{v_{13}}\text{ cùng hướng với }\overrightarrow{v_{12}}\text{ khi }v_{12}>v_{23}\\ &\small\ \ \ \ \ \ \ \circ\overrightarrow{v_{13}}\text{ cùng hướng với }\overrightarrow{v_{23}}\text{ khi }v_{23}>v_{12}\\ \end{aligned}
Công thức tính quãng đường:
s=v_{13}t
>>> Xem thêm: Lý Thuyết Lý 10: Chuyển Động Thẳng Biến Đổi Đều
Bài tập về tính tương đối của chuyển động
Đề bài:
Minh ngồi trên một toa tàu A chuyển động với vận tốc 15km/h đang rời ga. Hoa ngồi trên một toa tàu B chuyển động với vận tốc 10km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của Hoa đối với Minh.
Hướng dẫn giải:
\begin{aligned} &\small\text{Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu A. Gọi:}\\ &\small\bull \overrightarrow{v_{BD}}: \text{ vận tốc của tàu B đối với đất.}\\ &\small\bull \overrightarrow{v_{AD}}: \text{ vận tốc của tàu A đối với đất.}\\ &\small\bull \overrightarrow{v_{BA}}: \text{ vận tốc của tàu B đối với tàu A.}\\ &\small\overrightarrow{v_{AD}} \text{ theo chiều dương nên }v_{AD} = 15\ km/h\\ &\small\overrightarrow{v_{BD}} \text{ ngược chiều dương nên }v_{BD} = -10\ km/h\\ &\small\text{Theo công thức cộng vận tốc: }\\ &\small v_{BA} = v_{BD} + v_{DA} = v_{BD} - v_{AD}\\ &\small \Rightarrow v_{BA} = v_{BD} - v_{AD} = -10 - 15 = -25\ (km/h)\\ &\small \text{Kết luận: Vận tốc của tàu B đối với tàu A có độ lớn bằng 25km/h và ngược chiều so với}\\ &\small\text{chiều chuyển động của tàu A.} \end{aligned}
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Hy vọng những kiến thức về tính tương đối của chuyển động mà Team Marathon Education đã chia sẻ có thể giúp các em học tốt môn Lý hơn. Đừng quên theo dõi website Marathon thường xuyên để học online trực tuyến nhiều kiến thức Toán – Lý – Hóa bổ ích.
Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34