Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5ca3-b89d.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5ca3-b8a3.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Định luật tuần hoàn là gì? Lý thuyết Hóa học lớp 10
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5ca3-b8a8.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Định luật tuần hoàn là gì? Lý thuyết Hóa học lớp 10

Vy - 31/03/2022

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5ca3-b8a9.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học là phần nội dung rất quan trọng trong chương trình Hóa 10. Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn định luật tuần hoàn cũng như sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học, Marathon Education đã tổng hợp những nội dung quan trọng liên quan đến kiến thức này trong bài viết dưới đây.

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Và Cách Học Thuộc Nhanh Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 10

Định luật tuần hoàn là gì?

Định luật tuần hoàn là cơ sở đóng vai trò quan trọng trong quá trình nghiên cứu cấu tạo các chất và tổng hợp các nguyên tố mới. Định luật tuần hoàn được phát biểu như sau: Tính chất của các nguyên tố hóa học và đơn chất cũng như thành phần, tính chất của các hợp chất được tạo thành từ các nguyên tố có sự biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Những tính chất biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố hóa học

Sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố hóa học
Sự biến đổi tuần hoàn của các nguyên tố hóa học (Nguồn: Internet)

Trong một chu kỳ (theo chiều tăng của điện tích hạt nhân) và trong một nhóm (theo chiều từ trên xuống) được lặp lại ở các chu kỳ và nhóm khác theo cùng một quy luật, những tính chất biến đổi của các nguyên tố theo định luật tuần hoàn như sau:

Tính kim loại và tính phi kim

  • Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nguyên tố đó dễ mất electron trở thành ion dương. Nếu nguyên tử càng dễ mất electron thì tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.
  • Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nguyên tố đó dễ nhận electron trở thành ion âm. Nếu nguyên tử càng dễ nhận electron thì tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.
  • Ở cùng một chu kỳ nếu điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại giảm còn tính phi kim tăng dần.
  • Ở cùng nhóm A nếu điện tích hạt nhân tăng thì tính kim loại tăng còn tính phi kim giảm dần.

>>> Xem thêm: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại Là Gì? Ý Nghĩa Và Mẹo Nhớ Nhanh

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Độ âm điện của nguyên tố

Sự biến đổi tuần hoàn của độ âm điện các nguyên tố
Sự biến đổi tuần hoàn của độ âm điện các nguyên tố (Nguồn: Internet)

Độ âm điện là một đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử tạo nên nguyên tố đó khi tạo thành liên kết hóa học.

Xét theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:

  • Trong cùng một chu kỳ, độ âm điện của nguyên tố tăng.
  • Trong cùng một nhóm, độ âm điện của nguyên tố giảm.

Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị của các nguyên tố

Trong cùng một chu kỳ, khi điện tích hạt nhân tăng, hóa trị cao nhất đối với oxi tăng từ I đến VII còn hóa trị với hidro của các phi kim giảm tử IV đến I.

Hóa trị với H (nếu có) = 8 – hóa trị cao nhất với oxi.

Chẳng hạn R là nguyên tố thì công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố cụ thể như sau:

  • R2On
  • RH8-n

Trong đó, n chính là số thứ tự của nhóm.

Sự biến đổi tuần hoàn tính axit – tính bazơ của oxit và hiđroxit

  • Theo định luật tuần hoàn của nguyên tố hóa học, ở trong cùng một chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính axit của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần và tính bazơ của chúng giảm dần.
  • Trong một nhóm A xét theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính axit của các oxit và hidroxit tương ứng giảm dần và tính bazơ của chúng tăng dần.

>>> Xem thêm:

Sự biến đổi tuần hoàn của các đại lượng vật lý

Khi điện tích hạt nhân tăng, sự biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử cụ thể như sau:

  • Trong cùng một chu kỳ, bán kính của nguyên tử giảm.
  • Trong cùng một nhóm A, bán kính của nguyên tử tăng.

Khi điện tích hạt nhân tăng, sự biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất của các nguyên tố như sau:

  • Trong cùng chu kỳ, năng lượng ion hóa của các nguyên tố tăng.
  • Trong cùng nhóm, năng lượng ion hóa của các nguyên tố giảm.

Các em lưu ý, năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử chính là năng lượng tối thiểu cần có để tách electron thứ nhất ra khỏi nguyên tử trong trạng thái cơ bản (được tính bằng Kj/mol).

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học là những thông tin mà các anh chị Marathon Education đã chia sẻ ở trên . Hy vọng bài viết có thể giúp các em nắm vững hôn về kiến thức này. Để có kết quả học tập tốt hơn, các em đừng quên đăng ký ngay khóa học trực tuyến tại Marathon nhé. Chúc các em học tốt và bứt phá điểm số trong năm học này.


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34