Ôn thi đánh giá năng lực đầy đủ và hiệu quả nhất

Vy - 20/09/2023

Thi đánh giá năng lực là kỳ thi quan trọng của các sĩ tử lớp 12 chuẩn bị ra trường. Xây dựng lộ trình học tập và ôn thi như thế nào? Phân bổ thời gian luyện đề ra sao? Để không tốn nhiều thời gian và công sức, chúng tôi giới thiệu đến các thí sinh chiến lược ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả sau đây!

cach on thi danh gia nang luc

Cách ôn thi đánh giá năng lực 2023

1. Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực năm 2024

Dù là lĩnh vực nào thì những thông tin căn bản luôn giúp chúng ta biết được cần phải chuẩn bị gì và làm gì. Với việc ôn thi đánh giá năng lực, nắm bắt đề cương là điều vô cùng quan trọng để tăng hiệu quả ôn tập. Cụ thể, việc tìm hiểu kết cấu đề thi Đánh giá năng lực, thời gian làm bài,… sẽ giúp bạn có kế hoạch ôn tập rõ ràng, dễ dàng đạt được điểm cao như mong muốn.

Dưới đây là đề cương ôn tập dành cho kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2024 được Marathon Education tổng hợp.

1.1/ Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia TPHCM năm 2024

Kỳ thi Đánh giá năng lực tại ĐHQG TPHCM dùng để xác định năng lực cơ bản của học sinh gồm kỹ năng giải quyết tình huống, logic, sử dụng tài liệu… trước khi xét tuyển chính thức vào đạt học. Trong đó để có được điểm số nổi trội, trước tiên bạn cần nắm bắt cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực gồm những gì, cụ thể như sau:

Cấu trúc đề Số câu hỏi và lĩnh vực đề cập Mục tiêu
Phần sử dụng ngôn ngữ Bao gồm 20 câu hỏi bằng tiếng Việt, 20 câu hỏi bằng tiếng Anh Đo lường khả năng sử dụng ngôn từ, hiểu nội dung của văn bản và khả năng phân tích nội dung văn viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Phần toán học và tư duy logic Bao gồm 10 câu hỏi về toán học, 10 câu hỏi về tư duy logic Đo lường sự hiểu biết về kiến thức toán học cơ bản, khả năng suy luận logic, và khả năng phân tích số liệu được cung cấp sẵn.
Phần xử lý vấn đề Bao gồm 10 câu hỏi lịch sử, chính trị, xã hội, 10 câu hỏi địa lý, 10 câu hỏi sinh học, 10 câu hỏi vật lý và 10 câu hỏi hóa học. Đo lường kiến thức và khả năng vận dụng về các lĩnh vực tự nhiên, khoa học và xã hội, và khả năng giải quyết các vấn đề liên quan.

1.2/ Đề cương ôn thi Đánh giá năng lực ĐH Quốc Gia Hà Nội năm 2024

Tương tự như trên, để đạt được điểm số cao trong kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội cũng không thể thiếu đề cương ôn luyện. Bên dưới đây là cấu trúc đề, lĩnh vực kiến thức đề cập, số câu hỏi và mục tiêu đánh giá để thí sinh có sự chuẩn bị tốt nhất. Cụ thể như sau:

Cấu trúc đề Lĩnh vực kiến thức Loại câu hỏi & Số câu Mục tiêu
Tư duy lượng tử (Môn Toán học) Đại số, hình học, giải tích, thống kê và xác suất cơ bản 50 câu hỏi: 35 câu hỏi trắc nghiệm với bốn phương án/ chọn một phương án đúng và 15 câu yêu cầu điền đáp án Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, suy luận, lập luận, tư duy logic, tính toán, khái quát hóa, mô hình hóa toán học, cách dùng ngôn ngữ và thể hiện năng lực toán học, tư duy trừu tượng hình học không gian.
Tư duy định tính (Môn Ngữ Văn – Ngôn ngữ) Văn học, ngôn ngữ (bao gồm từ vựng và ngữ pháp), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, và phạm trù nghệ thuật 50 câu hỏi trắc nghiệm với bốn phương án/ chọn một phương án đúng Phát triển khả năng giải quyết vấn đề, lập luận, tư duy logic, khả năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt
Khoa học (Môn Tự nhiên và Xã hội) Địa lý và Giáo dục: Địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, sự thay đổi cơ cấu kinh tế, địa lý các ngành kinh tế, địa lý các vùng kinh tế

Hóa học: Hóa vô cơ; hóa hữu cơ; hóa học đại cương (bao gồm các nguyên tố, cấu tạo nguyên tử)

Lịch sử: Kiến thức lịch sử thế giới cận – hiện đại; Việt Nam thời kỳ cận – hiện đại

Sinh học: Tiến hóa, sinh học cơ thể, di truyền và biến dị

Vật lý: Lượng tử ánh sáng, từ trường, hạt nhân nguyên tử, quang học, điện học, cơ học

50 câu hỏi trắc nghiệm bốn phương án/ một phương án đúng và ba câu yêu cầu điền đáp án trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học Phát triển khả năng nghiên cứu, khám phá và áp dụng kiến thức khoa học; khả năng giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy, lập luận và tổng hợp, áp dụng hiểu biết về cuộc sống kinh tế và xã hội; có thể tái hiện sự kiện, hiện tượng, và nhân vật lịch sử; tưởng tượng thế giới từ góc độ không gian thông qua lĩnh vực Địa lý; khả năng nghiên cứu và thực nghiệm dựa vào thông tin trong các lĩnh vực Vật lý, Hóa học và Sinh học.

2. Chiến lược ôn thi đánh giá năng lực

Sau khi đã nắm được những thông tin căn bản thì chúng ta sẽ cần một phương pháp hiệu quả. Chiến lược ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả được Marathon chia thành 3 giai đoạn then chốt:

2.1. Giai đoạn 1: Xác định đúng năng lực để xây dựng lộ trình phù hợp

Đầu tiên, thí sinh cần xác định rõ năng lực và trình độ của bản thân để xây dựng quá trình ôn luyện hiệu quả. Cách ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhất là làm theo kế hoạch tự mình vạch ra. Hãy tìm ra ưu nhược điểm của bản thân, phát hiện điểm yếu, điểm mạnh trong các môn học trong đề thi.

  • Đối với những môn học nền tảng yếu: Ôn lại toàn bộ kiến thức nằm trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 để củng cố nền tảng kiến thức.
  • Đối với những môn học là điểm mạnh: Nắm các tips làm bài và dành nhiều thời gian để luyện đề.

Một mẹo nhỏ các bạn có thể cân nhắc áp dụng trong kỳ thi đánh giá năng lực đó là ưu tiên thứ tự câu hỏi làm đề thi. Chẳng hạn, hãy làm những câu mình biết trước, tập trung ôn luyện những phần mình nắm vững rồi sau đó mới tiếp tục hoàn thành phần bài tập yếu điểm sau.

2.2. Giai đoạn 2: Bắt đầu quá trình ôn luyện

  • Ôn luyện ở trên trường: Việc học tập ở trường là sự bắt buộc bởi đây là cơ sở tạo ra những nền tảng kiến thức đầu tiên. Ôn luyện ở trường cũng được hướng dẫn bởi các giáo viên và trao đổi bài với bạn bè nên giúp ích rất nhiều cho việc học tập của học sinh. Do đó, hãy tập trung chuyên tâm học hành ở trường, ở lớp.
  • Ôn luyện tại các trung tâm luyện thi ĐGNL: Nhiều trung tâm luyện thi mở ra với đội ngũ giảng viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm nên được các thí sinh tìm đến khá nhiều. Đặc biệt, những cơ sở này cũng là nơi chia sẻ những tips làm bài thi nhanh, bổ sung những kiến thức ngoài sách giáo khoa cho học sinh.
on tap ki thi danh gia nang luc

Ôn luyện thi đánh giá năng lực tại các trung tâm luyện thi

  • Ôn luyện thông qua các app, website luyện thi ĐGNL: Một số người không có điều kiện thuê gia sư tự học hoặc đến các trung tâm ôn tập kì thi đánh giá năng lực nên học thêm qua các website và app trên điện thoại di động. Các bạn có thể tải ứng dụng để học bất cứ thời gian nào mà không bị gò bó, ép buộc.
  • Ôn luyện ở nhà: Tự học là cách ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả nhưng lại đòi hỏi tính tự kỷ luật cao. Học sinh thường cảm giác nhàm chán và chây lười khi học ở nhà. Bạn có thể rủ bạn bè học chung hoăc tìm đến các gia sư để chủ động hơn trong việc học.

2.3. Giai đoạn 3: Luyện đề thi đánh giá năng lực

Giai đoạn luyện đề được xem là giai đoạn chạy nước rút trong quá trình ôn tập kì thi đánh giá năng lực. Thí sinh nên dành từ 1-3 tháng trước khi thi để luyện đề. Bạn nên tìm đến các đề thi minh họa của trường tổ chức kỳ thi để bám sát cấu trúc đề thi hơn. Hoặc bạn cũng có thể luyện đề thi các năm trước để làm quen dần. Một nguồn đề nữa là các tập sách ôn thi đánh giá năng lực đã được xuất bản. Thí sinh cũng có thể tìm đề trên mạng nhưng tải đề về hãy cố gắng làm và đừng tải về để đó.

ôn thi đgnl

Đọc thêm và luyện các đề thi bên ngoài

Đối với thí sinh trình độ thấp

  • Ôn phần thi tiếng việt: Luyện lại các đề ngữ pháp, tác phẩm văn học tiếng việt, nắm vững nội dung, ý nghĩa, thông tin tác giả cũng như tiếp cận nhiều hơn đến các thông tin xã hội để làm đề nghị luận tốt hơn.
  • Ôn phần thi tiếng anh: Học thêm từ vựng, ngữ pháp và luyện các bài đọc là phương pháp đơn giản ôn tập kì thi đánh giá năng lực các môn ngoại ngữ.
  • Ôn phần thi toán học, logic: Đọc kỹ đề bài, học thuộc công thức tính toán và rèn luyện tư duy để học các suy luận và xác định vấn đề, quy luật logic của đề bài.
  • Ôn phần thi 3 môn tự nhiên Sinh, Hóa, Lý: Ôn lại kiến thức trong sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 và làm các đề bên ngoài để quen dần với kết cấu đề.
  • Ôn phần thi 2 môn xã hội Sử và Địa: Ghi nhớ và học thuộc các sự kiện lịch sử, niên đại, nhân vật lịch sử trong sách giáo khoa cấp 3. Đồng thời, ôn tập tên các địa danh, khí hậu, kinh tế vùng miền, đặc điểm đất đai,… của các tỉnh thành và các quốc gia nổi bật trên thế giới.

> Tham khảo: Hướng dẫn cách đăng ký thi đánh giá năng lực ĐHQG

> Tham khảo:  Cách tính điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG mới nhất

Đối với thí sinh trình độ cao

Ôn tập phần thi định tính
  • Dạng bài đọc hiểu: Đọc tổng quan bài đọc hiểu và chọn lọc những keywords. Đọc phần câu hỏi để lọc dữ liệu nhanh và chính xác hơn.
  • Dạng bài tìm lỗi sai: Dạng này chú trọng đến phần nội dung, ý nghĩa của văn bản, từ ngữ và chính tả. Cách làm dạng bài này đó là đọc khái quát nội dung, chú ý những từ ngữ đứng trước và đứng sau từ ngữ được gạch chân để tìm lỗi sai dễ dàng hơn.
  • Dạng bài về tác giả và tác phẩm: Ghi nhớ các thông tin của tác giả, tác phẩm, phong cách viết, giai đoạn sáng tác của tác giả và chủ đề xuyên suốt, trường phái văn học và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
  • Dạng bài đọc hiểu tác phẩm: Nắm vững kiến thức gồm nội dung, hình ảnh, biện pháp tu từ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học.
Ôn tập phần thi định lượng
huong dan cach on thi danh gia nang luc

Ôn thi đánh giá năng lực

Cách ôn thi đánh giá năng lực phần thi định lượng chú trọng mọi kiến thức dàn trải từ chương trình lớp 10 đến lớp 12 và từ các cấp độ nhận từ gồm nhận biết, thông hiểu, vận dụng và ứng dụng cao. Ngoài ra, những câu hỏi có tính phân loại học sinh giỏi chiếm tỷ lệ cao và không chỉ tập trung vào 1 chuyên đề cụ thể. Số lượng câu hỏi ứng dụng cao và liên môn gồm 10 câu trong bài thi. Một cách để ôn thi phần này hiệu quả là xây dựng lối tư duy rành mạch, logic để tìm ra các lỗi sai về bản chất. Thêm nữa, hãy đọc thêm nhiều sách và làm thêm các bài tập bên ngoài để củng cố kiến thức, tăng cường khả năng vận dụng cũng như làm quen với những dạng đề mới và phương pháp giải mới lạ. Ôn tập phần thi khoa học

  • Môn vật lý: Các câu hỏi về môn lý sẽ có 10 câu hỏi nằm trong kiến thức giáo khoa lớp 11 và 2 liên quan đến từ trường, dòng điện, khúc xạ ánh sáng. Các câu hỏi không quá khó và xoanh quanh một số dạng bài nhất định, thí sinh chỉ cần luyện tập quen là có thể ghi điểm thi đánh giá năng lực phần này trọn vẹn.
  • Môn hóa học: Bao gồm 10 câu hỏi liên quan đến chất hóa học, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học. Học sinh chủ yếu tập trung nội dung lớp 11 và lớp 12 để trả lời những câu hỏi liên quan đến hidrocacbon.
  • Môn sinh học: Gồm 10 câu hỏi liên quan đến dạng bài trắc nghiệm và điền đáp án. Trong đó, 4 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến lớp 11, 5 câu hỏi về vấn đề của lớp 12. Những câu hỏi chỉ ở mức độ hiểu biết nên học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa. Lưu ý học thật kỹ, hiểu rõ chứ không phải học mơ hồ. Riêng về phần điền đáp án, sẽ chỉ có 1 câu liên quan đến tính toán di truyền, biến dị và cơ chế di truyền. Phần này đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức và biết vận dụng kiến thức được học để giải bài toán.
cach on thi danh gia nang luc

Luyện thi đánh giá năng lực

Để quá trình luyện đề hiệu quả hơn, thí sinh nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Đặt đồng hồ và tuân thủ thời gian làm đề 50 câu đúng 60 phút.
  • Nên chọn không gian yên tĩnh để tập trung làm đề: Bạn có thể tự làm đề ở nhà, đến thư viện hoặc quán cà phê để luyện đề.
  • Không nên đụng vào các món đồ công nghệ, tránh bị xao nhãng hoặc không tập trung học bài, ôn tập kì thi đánh giá năng lực.
  • Mỗi người có một khung giờ làm bài lý tưởng hoặc sáng sớm, hoặc chiều tối. Bạn nên chọn thời gian thích hợp để làm đề hiệu quả hơn.
  • Sau khi làm bài xong, hãy nghiên cứu đáp án thật kỹ để lấy kinh nghiệm từ các lỗi sai và không làm sai nữa khi gặp các dạng đề tương tự.
  • Thí sinh nên chuẩn bị tinh thần thoải mái trong quá trình ôn thi, chuẩn bị nước uống đầy đủ và không gian mát mẻ.

3. Kinh nghiệm ôn tập kì thi đánh giá năng lực

3.1. Nắm rõ thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực

Trước khi bắt đầu chinh chiến với kỳ thi này, thí sinh cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin về kỳ thi đánh giá năng lực từ cơ cấu, thời gian, tổ hợp môn thi, trường đại học nào tổ chức kỳ thi, đăng ký thi bằng cách nào,…

kinh nghiem on thi danh gia nang luc

Nắm rõ thông tin kỳ thi đánh giá năng lực

3.2. Ôn tập kiến thức cơ bản

Học sinh cần nắm vững các nền tảng kiến thức cơ bản sau đó mới dễ dàng giải quyết các vấn đề, câu hỏi nâng cao. Bạn hãy tập trung ôn tập các môn học trên trường lớp vì đây là lớp kiến thức nền giúp bạn hoàn thành một số câu hỏi trong đề thi.

3.3. Làm quen dạng bài tính toán và logic

Các dạng bài tính toán và logic tương đối mới mẻ với nhiều thí sinh chuẩn bị thi đánh giá năng lực. Những câu hỏi trong phần thi này khá lạ và đòi hỏi trí thông minh, nhạy bén cao, đặc biệt chúng ít xuất hiện trong những đề thi THPT bình thường. Do đó, để tăng kinh nghiệm thực chiến, thí sinh hãy tập làm quen dần với dạng bài tính toán và logic.

3.4. Rèn luyện khả năng tư duy

Tăng cường khả năng tư duy là cách ôn thi đánh giá năng lực cực kỳ hiệu quả. Thí sinh cần rèn luyện khả năng đọc hiểu nhanh, nắm bắt keywords một cách chính xác, từ đó đưa ra phương án xử lý vấn đề đúng đắn. Trong quá trình luyện tập tại nhà, thí sinh hãy học cách tư duy và suy luận cũng như biết cách làm bài kiểu loại trừ. Càng ôn luyện nhiều dạng đề thi khác nhau thí sinh sẽ quen tay, tăng kinh nghiệm thực chiến.

4. Kinh nghiệm thi đánh giá năng lực

4.1. Đọc kỹ phần hướng dẫn/ yêu cầu của đề thi

Ngay khi vừa bắt đầu thi, thí sinh cần đọc kỹ phần hướng dẫn, tham khảo và yêu cầu của đề thi để tránh lạc đề. Từ đó, đưa ra câu trả lời chính xác, gọn gàng, không dài dòng, đồng thời tiết kiệm thời gian cho những câu hỏi sau.

huong dan on tap ki thi danh gia nang luc

Đọc kỹ hướng dẫn đề thi trước khi làm bài

4.2. Luôn giữ tinh thần tự tin

Nhìn chung, đề thi đánh giá năng lực không quá khó. Bạn chỉ cần giữ vững tinh thần tự tin trong quá trình thi, vận dụng những kiến thức đã học để làm bài thi thật tốt. Tránh trường hợp lo lắng quá mức ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng làm bài thi.

4.3. Phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình thi

Trước khi bắt tay vào làm bài, thí sinh cần phân bổ thời gian hợp lý cho các phần câu hỏi. Đây được xem là yếu tố cực kỳ quan trọng để thi sinh có được điểm số cao. Thí sinh học cách phân phối thời gian đọc hiểu, suy nghĩ tư duy và quyết định đưa ra câu trả lời chính xác. Bên cạnh đó, việc phân chia thời gian cho từng câu hỏi từng phần bạn sẽ biết lúc nào cần bỏ qua câu hỏi, lúc nào cần chạy nước rút cho kịp những phần sau. Tuy nhiên, bạn cũng nên cố gắng rút ngắn thời gian cho các câu hỏi ể dành thời gian để kiểm tra lại đáp án trước khi nộp bài. Thêm một lưu ý nữa đó là cần ước tính được điểm bài thi dựa trên tổng số câu trả lời chắc chắn đúng, những câu trả lời sai không bị trừ điểm. Do đó, hãy làm hết các câu hỏi và không để trống đáp án câu nào. Trên đây là những chia sẻ về cách ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia dành cho các sĩ tử sắp chinh chiến. Quan trọng hơn hết là thí sinh cần có chiến lược ôn thi hợp lý, giữ vững tinh thần thoải mái để đạt được điểm cao nhất.

Liên hệ với Marathon Education nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn chi tiết hơn để học online thi ĐGNL!

Các em hãy nhanh tay đăng ký lớp luyện thi ĐGNL TP.HCMlớp luyện thi ĐGNL Hà Nội ngay hôm nay để nhận được ưu đãi học phí siêu khuyến mãi, giảm giá từ 1,600K còn 1,199K. Qua bài viết trên, Marathon Education đã chia sẻ đến các em những bí quyết ôn thi đánh giá năng lực hiệu quả và đạt điểm cao trong kỳ thi. Mong rằng những chia sẻ này giúp các em chuẩn bị tốt và ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi ĐGNL sắp tới. Chúc các em tự tin và đạt kết quả như ý!

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan