Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực chính thức 2023

ziven - 02/10/2023

Trong mùa tuyển sinh 2022, số lượng thí sinh đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực tăng đột biến vì những ưu điểm riêng biệt. Để đồng hành cùng các sĩ tử, Marathon Education sẽ tổng hợp chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực năm 2023 của một số trường Đại học ngay sau đây. Hãy cùng tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi đánh giá năng lực năm 2023 nhé.

cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

I. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội 

1.Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội có dạng trắc nghiệm với tổng 150 câu và thời gian làm bài cho các thí sinh là 195 phút với 3 phần thi đó là:

  • Phần thi về Định lượng (Toán học): 50 câu hỏi
  • Phần thi về Định tính (Ngữ văn): 50 câu hỏi 
  • Phần thi về Khoa học (bao gồm tổ hợp các môn: Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Sinh học): 50 câu hỏi.

2. Cấu trúc chi tiết đề thi Đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội

Phần 1: Tư duy định lượng: 50 câu (mỗi câu 1 điểm)

Phần 1: Tư duy định lượng

Phần 1: Tư duy định lượng

Môn Toán:

  • Thang điểm: 10 (0.2 điểm/câu)
  • Hình thức: Trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 90 phút
  • Số lượng câu hỏi: 50 câu

Môn Tiếng Anh:

  • Thang điểm: 10 (0.2 điểm/câu)
  • Hinh thức: Trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 60 phút
  • Số lượng câu hỏi: 50 câu

Phần 2: Tư duy định tính: 50 câu (mỗi câu 1 điểm)

Phần 2: Tư duy định tính

Phần 2: Tư duy định tính

Môn Ngữ văn:

  • Thang điểm: 10 (Phần đọc hiểu: 3 điểm, phần làm văn: 7 điểm)
  • Hình thức: Tự luận
  • Thời gian làm bài: 120 phút
  • Số lượng câu hỏi: 2 phần, gồm 6 câu hỏi

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

 

Phần 3: Phần khoa học: 50 câu (mỗi câu 1 điểm)

Tổ hợp KHTN/ Tổ hợp KHXH (gồm 3 môn)

Phần 3 Phần khoa học

Phần 3 khoa học

  • Thang điểm 10/môn: 0.25 điểm/câu
  • Hình thức: Trắc nghiệm
  • Thời gian làm bài: 50 phút/môn
  • Số lượng câu hỏi: 40 câu

II. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM 

1. Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia TPHCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như: sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề. 

Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Cấu trúc chung đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

  • Về hình thức: bài thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với thời gian làm bài 150 phút.
  • Về nội dung: đề thi cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.

2. Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ (40 câu) 

  • Tiếng Việt (20 câu) Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học. Đề thi tích hợp nhiều kiến thức về ngữ văn, đòi hỏi thí sinh nắm vững những kỹ năng thực hành tiếng Việt để áp dụng vào giải quyết các vấn đề liên quan. 

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ

Phần 1: Sử dụng ngôn ngữ

  • Tiếng Anh (20 câu) Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn

Phần 2: Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu) 

Phần 2: Toán học

Phần 2: Toán học

Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu: 

Phần 3: Giải quyết vấn đề (50 câu) 

Phần 3: Giải quyết vấn đề

Phần 3: Giải quyết vấn đề

Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (Hóa học, Vật lý, Sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí, Lịch sử)

III. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội 

Năm 2022 là năm đầu tiên trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển đại học. 

Khác với trường ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia HCM, ĐH Sư phạm tổ chức thi 8 môn gồm: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lý, Hóa, Sinh, Lịch Sử và Địa Lý. 

Bài thi Toán

Bài thi Toán

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực cho từng môn là khác nhau, cụ thể như sau:

  • Toán, Lý, Hóa, Sinh: 70% trắc nghiệm và 30% tự luận. 
  • Ngữ văn có 30% trắc nghiệm, 70% tự luận
  • Tiếng Anh có 80% là trắc nghiệm và 20% là tự luận.  

Cấu trúc đề thi của trường ĐH Sư phạm nhìn chung không giống với các đề thi thi Đánh giá năng lực khác. Các câu hỏi tự luận được thêm vào nhằm đánh giá khả năng trình bày của thí sinh – đây là một trong những khả năng quan trọng của những người làm nghề giáo.

IV. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 

Tương tự với đề thi của ĐH Sư phạm Hà Nội, trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng triển khai kỳ thi Đánh giá năng lực theo từng môn học, gồm 6 môn đó là Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn và Tiếng Anh. 

Bài thi môn Ngữ Văn

Bài thi môn Ngữ Văn.

  • Toán, Lý, Hóa, Sinh: gồm 50 câu hỏi, trong đó có 35 câu trắc nghiệm khách quan với 4 đáp án và 15 câu điền đáp án ngắn. 
  • Ngữ Văn: 20 câu hỏi trắc nghiệm và 1 bài nghị luận xã hội dài khoảng 600 chữ. 
  • Tiếng Anh gồm 4 phần thi: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

V. Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an 

Năm 2022 là năm đầu tiên Bộ Công an tổ chức thi đánh giá năng lực.Tổng thời gian làm bài 180 phút, trong đó cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm phần trắc nghiệm 90 phút, phần tự luận 90 phút.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Bộ Công an

Đề thi gồm có 4 mã đề, thí sinh được lựa chọn 1 trong 4 mã đề thi đã cho theo nguyện vọng đã đăng ký khi sơ tuyển:

  • Mã đề CA1: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh và phần tự luận: môn Toán.
  • Mã đề CA2: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Anh và phần tự luận: môn Ngữ Văn.
  • Mã đề CA3: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc và phần tự luận: môn Toán.
  • Mã đề CA4: Gồm 2 phần là trắc nghiệm  và tự luận. Phần trắc nghiệm bao gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, ngôn ngữ Trung Quốc và phần tự luận: môn Ngữ văn).

VI. Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

1. Cấu trúc chung đề thi tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tổ hợp môn dự thi bài thi tư duy:

  • K00: Toán – Đọc hiểu – KHTN (Lý, Hóa, Sinh) – Tiếng Anh
  • K01: Toán – Đọc hiểu – KHTN (Lý, Hóa, Sinh)
  • K02: Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh

Đề thi môn Đọc hiểu kì thi Đánh giá tư duy năm 2022

Đề thi môn Đọc hiểu kì thi Đánh giá tư duy năm 2022

Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm hai phần: Phần thi bắt buộc và tự chọn.

  • Phần thi bắt buộc 1 (Toán): Thi trắc nghiệm và tự luận, thời lượng 90 phút
  • Phần thi bắt buộc 2 (Đọc hiểu): Thi trắc nghiệm, thời lượng 30 phút
  • Phần thi tự chọn 1 (Khoa học tự nhiên): Thi trắc nghiệm, thời lượng 90 phút
  • Phần thi tự chọn 2 (Tiếng Anh): Thi trắc nghiệm và tự luận, thời lượng 60 phút

Lưu ý: Thí sinh có thể chọn đăng ký thi một trong hai phần thi tự chọn, hoặc cả 2 phần.

2.Cấu trúc chi tiết đề thi Đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

 Phần thi bắt buộc:

  • Toán: gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm và 3 bài tự luận, thời gian làm bài 90 phút.
  • Đọc hiểu: bài luận, thời gian làm bài 30 phút.

Phần thi tự chọn:

  • Tự chọn 1 (Khoa học tự nhiên): Các câu hỏi trong phần này có kiến thức được lấy từ các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học của chương trình THPT; thời gian làm bài là 90 phút.
  • Tự chọn 2 (Tiếng Anh): Phần thi này có thể được quy đổi bằng điểm thi IELTS, thời gian làm bài là 60 phút.

Lưu ý: 

Thí sinh được đăng ký quy đổi điểm chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang điểm của phần thi tiếng Anh 

Bài thi đánh giá tư duy của ĐH Bách Khoa Hà Nội được tính theo thang điểm 30. Trong trường hợp thí sinh thi tổ hợp cả 4 môn thì bài thi sẽ được tính tối đa là 40 điểm, sau đó sẽ quy đổi về thang điểm 30. 

Trong trường hợp điểm số đạt 40 – 50 điểm do có môn thi nhân hệ số 2, điểm cuối cùng sau đó vẫn được quy về thang 30 điểm.

Trên đây Marathon Education đã tổng hợp cấu trúc đề thi đánh giá năng lực từ các trường Đại học với mong muốn giúp các sĩ tử định hướng ôn tập hiệu quả hơn. Chúc các thí sinh làm bài thật tốt và đạt được số điểm thật cao trong kỳ thi sắp đến nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan