Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5da2-166e.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5da2-1674.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Khái Quát Về Phân Loại Oxit
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5da2-1679.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Tính Chất Hóa Học Của Oxit Và Khái Quát Về Phân Loại Oxit

Vy - 22/02/2022

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-6f5da2-167a.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Ngay khi bắt đầu học môn Hóa học, chắc hẳn các em đã được nghe nhắc nhiều đến oxit. Các em đã thực sự hiểu rõ về oxit hay chưa? Trong bài viết này, Marathon Education sẽ cùng các em tìm hiểu oxit là gì, phân loại oxit và tính chất hóa học của oxit. Các em hãy theo dõi nhé!

>>> Xem thêm: Tính Chất Hóa Học Của Clo, Ứng Dụng, Điều Chế Clo, Bài Tập Về Clo>>> Xem thêm:

Oxit là gì?

Oxit là gì?
Oxit là gì? (Nguồn: Internet)

Oxit là hợp chất hóa học có chứa 2 nguyên tố. Một nguyên tố trong đó là Oxi.

Ví dụ: CuO, CaO, FeO, SO2, CO2,… Oxit có công thức hóa học chung là MaOb.

Phân loại oxit

Phân loại oxit
Phân loại oxit (Nguồn: Internet)

Dựa vào cấu tạo và tính chất hóa học của oxit, có thể chia oxit ra thành 4 loại là oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

Oxit bazơ

Oxit bazơ thường được tạo thành từ kim loại và Oxi.

Ví dụ: CuO, FeO, BaO, Na2O,…

Oxit axit

Những oxit được tạo thành từ phi kim và Oxi là oxit axit.

Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5,…

Oxit lưỡng tính

Những oxit tác dụng được với dung dịch axit hoặc dung dịch bazơ tạo thành muối và nước được gọi là oxit lưỡng tính.

Ví dụ: ZnO, Al2O3,…

Oxit trung tính

Oxit trung tính là những oxit không phản ứng với axit, bazơ và nước. Nói cách khác, oxit trung tính là những oxit không có khả năng tạo muối.

Ví dụ: NO, CO,…

Cách gọi tên oxit

Tên oxit bazơ

Tên oxit bazơ = Tên kim loại + Hóa trị của kim loại (nếu có) + Oxit

Ví dụ:

Fe2O3: Sắt (III) Oxit

FeO: Sắt (II) Oxit

CuO: Đồng (II) Oxit

Tên oxit axit

Tên oxit axit = Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim (nếu có) + Tên phi kim + Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của oxi (nếu có) + Oxit

Nếu tiền tố là mono thì không cần nêu ra.

Ví dụ:

CO: Cacbon Oxit

CO2: Cacbon Đioxit

SO3: Lưu huỳnh Trioxit

P2O5: Điphotpho Pentaoxit

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tính chất hóa học của oxit

Các tính chất hóa học của oxit
Các tính chất hóa học của oxit (Nguồn: Internet)

Tính chất hóa học của oxit bazơ 

Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ

Ở nhiệt độ thường, một số oxit bazơ có thể tác dụng với nước như CaO, BaO, Na2O, K2O,… Sản phẩm tạo thành là dung dịch bazơ (kiềm).

Ví dụ:

CaO + H2O → Ca(OH)2

BaO + H2O → Ba(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

K2O + H2O → 2KOH

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

Một tính chất hóa học của oxit bazơ khác là tác dụng với axit để tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

>>> Xem thêm: Axit Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Axit

Tác dụng với oxit axit tạo thành muối

Một số oxit bazơ như CaO, BaO, K2O, Na2O,… là những oxit bazơ tan trong nước, khi tác dụng với oxit axit sẽ tạo thành muối.

Ví dụ:

CaO + CO2 → CaCO3

Na2O + CO2 → Na2CO3

BaO + CO2 → BaCO3

Tính chất hóa học của oxit axit

Tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

Một số oxit axit có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường như SO2, SO3, P2O5, NO2, CO2, N2O5, CrO3,…

Một số oxit axit khác như CO, NO, N2O không tác dụng với nước ở điều kiện thường.

Nhiều oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ:

CO2 + H2O ⇌ H2CO3

N2O5 + H2O → 2HNO3

Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước

Oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ sẽ tạo thành muối và nước.

Ví dụ:

P2O5 + NaOH → Na3PO4 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

>>> Xem thêm: Bazơ Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Bazơ

Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối

Oxit axit khi tác dụng với oxit bazơ thì sản phẩm tạo thành là muối.

Ví dụ:

CO2 + CaO → CaCO3

Na2O + SO2 → Na2SO3

Tính chất hóa học của oxit lưỡng tính

Oxit lưỡng tính có khả năng phản ứng với dung dịch axit, đồng thời cũng tác dụng được với dung dịch bazơ.

Ví dụ:

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Thông qua bài viết này, Marathon Education đã chia sẻ đến các em những kiến thức cơ bản về oxit bao gồm oxit là gì, phân loại oxit, cách gọi tên oxit và tính chất hóa học của oxit. Các em hãy ghi nhớ kỹ nội dung này để có thể vận dụng giải bài tập hiệu quả. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34