Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi – Văn lớp 12

Vy - 30/05/2022

Hệ thống kiến thức của tác phẩm những đứa con trong gia đình bao gồm sơ lược về tác giả Nguyễn Thi, các nhân vật chính, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật,…. sẽ được Marathon Education đề cập trong bài viết sau đây. Các em hãy tham khảo và ôn tập kỹ để học tốt môn Văn 12.

Tác giả Nguyễn Thi

Tác giả Nguyễn Thi (1928-1968)
Tác giả Nguyễn Thi (1928-1968)

Tiểu sử tác giả

– Nguyễn Thi (1928 – 1968) có tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, quê ở Hải Hậu – Nam Định.

– Ông xuất thân từ gia đình khó khăn, cha mất sớm, mẹ đi thêm bước nữa nên khổ cực, vất vả từ nhỏ.

– Năm 1945, ông tham gia vào lực lượng vũ trang.

– Năm 1954, tác giả tập kết ra Bắc và công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. 

– Năm 1962: Trở về với chiến trường miền Nam.

– Năm 1968: Hy sinh tại mặt trận Sài Gòn. 

– Ông là vừa là một nhà văn, vừa là chiến sĩ gắn bó hết mình với văn chương và các cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc ta.

– Ông còn được mệnh danh là nhà văn của nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– Năm 2000 ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật

Sự nghiệp văn học của tác giả

tác phẩm những đứa con trong gia đình

Tác giả Nguyễn Thi sáng tác khá nhiều thể loại bao gồm thơ, ký, truyện, tiểu thuyết… Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi bật như là: Hương đồng nội xuất bản năm 1950 và tiêu biểu là Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được in trong Truyện và Kí xuất bản năm 1978

Nguyễn Thi có khả năng phân tích nhân vật cực kỳ sắc sảo cùng lối văn phong đằm thắm trữ tình nhưng vẫn mang trong mình giàu chất hiện thực. Thế nên ông luôn tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ toát lên tính cách đậm chất Nam Bộ.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Thi đều được bắt nguồn từ hiện thực chiến tranh ác liệt tại các mặt trận ở Đông Nam Bộ. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là người nông dân Nam Bộ với tính cách hồn nhiên, bộc trực và căm thù giặc sâu sắc. Không những thế họ còn mang trong mình sự dũng cảm, gan góc sẵn sàng lấy thân mình hy sinh vì quê hương Tổ quốc.

Tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực văn học

Nguyễn Thi là nhà văn, là chiến sĩ hết mình với văn chương cũng như cuộc chiến tranh khắc nghiệt để giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Tuy là nhà văn miền Bắc nhưng ông lại được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ cực kì vĩ đại của nước ta.

Sơ lược về tác phẩm Những đứa con trong gia đình

Những Đứa Con Trong Gia Đình - Nguyễn Thi
Những Đứa Con Trong Gia Đình – Nguyễn Thi

Tóm tắt nội dung tác phẩm

Tóm tắt những đứa con trong gia đình có nội dung xoay quanh nhân vật Việt, đây là một anh lính trẻ sẵn sàng chiến đấu vì quê hương và đất nước mà bị thương và lạc đồng đội nên phải nằm lại chiến trường. Trong lúc nằm giữa ranh giới sinh tử thì anh đã nhớ lại những kí ức đẹp đẽ về chính gia đình và đồng đội của mình.

Việt cùng với Chiến là hai chị em được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Nam Bộ có truyền thống yêu nước cùng lòng căm thù giặc Mỹ sâu sắc. Khi lớn lên thì hai chị em muốn đi tòng quân phải nhờ chú Năm phân xử và cuối cùng thì cả 2 đã tham gia chiến trường. Trước khi lên chiến trường thì cả hai chị em đều sắp xếp việc nhà chu đáo.

Nay chị Chiến đã trở thành một người thiếu nữ chín chắn có dáng giống hệt với má. Khi nghĩ đến thì Việt càng cảm thấy nhớ má và càng thấy thương cho chị của mình nhiều hơn. Những hồi ức miên man đã hiện rõ trong tâm trí của Việt đến khi có người đồng đội tìm thấy anh giữa chiến trường.

Tuy bị thương và không còn sức để bò đi nhưng ngón tay của Việt vẫn cố gắng cử động để đặt ở cò súng cùng đạn đã lên nòng. Sau đó anh được đồng đội đưa về bệnh viện dã chiến để chữa trị.

Hoàn cảnh ra đời Những đứa con trong gia đình

Hoàn cảnh sáng tác Những đứa con trong gia đình được sáng tác năm 1966 vào những ngày ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau đó được in trong Truyện và kí xuất bản năm 1978. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình được mệnh danh là truyện ngắn xuất sắc nhất của tác giả Nguyễn Thi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt khi ông làm tại tạp chí Văn hóa nghệ thuật giải phóng.

Bố cục tác phẩm

  • Phần 1 của bài Những đứa con trong gia đình từ đầu cho đến “bắt đầu xung phong” kể về lúc Việt bị thương và ngất giữa chiến trường trong lúc mơ màng nhớ về những hồi ức lúc nhỏ.
  • Phần 2 của tác phẩm là phần còn lại kể về khoảnh khắc Việt nhớ về lúc hai chị em cùng nhau đi tòng quân.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

 

Phân tích chi tiết tác phẩm

Nét đẹp của dòng sông gia đình

Phân tích Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi thì gia đình của Việt là một gia đình kiên cường chịu nhiều đau thương và mất mát do chiến tranh gây ra. Ông nội của Việt thì bị giặc giết, cha thì bị chúng chặt đầu còn má thì trúng đạn mà mất. Từ những nỗi đau đó đã tạo nên một tâm hồn căm thù giặc sâu sắc của Việt và chị Chiến quyết tâm trả thù cho gia đình.

Nét đẹp của khúc sông trước

  • Cha của Việt và Chiến là một cán bộ của Việt Minh với lòng trung thành yêu nước và cách mạng nhưng không may bị giết hại.
  • Mẹ của Việt là một người phụ nữ có tinh thần thép cùng sự mạnh mẽ và gan góc khi can đảm đối mặt với lính Mỹ đòi lạnh đầu của chồng. Mẹ Việt đã nén lại đau thương khi mất chồng biến nó thành lòng thù hận nên không còn biết sợ là gì nữa. Trong nhà bà là người hết lòng yêu thương chồng con và chăm cho nhà cửa chu đáo.
  • Chú Năm là một con người lưu giữ truyền thống gia đình, luôn mang trong mình một tâm hồn nghệ sĩ với một lòng hướng về quê hương đất nước.

văn 12 những đứa con trong gia đình

Kết luận: Những tính cách đó chính là khúc sông thượng nguồn mang vẻ đẹp của sự kiên cường, dũng cảm, bất khuất và lòng yêu quê hương đất nước kiên quyết chống giặc ngoại xâm. Đây cũng là một tấm gương sáng để cho những khúc sông sau là những thế hệ con cháu phát huy và noi theo những tấm gương tốt đẹp của ông cha ta để thay họ bảo vệ lấy non sông đất nước.

Nhân vật chú Năm

Nhân vật chú Năm trong Những đứa con trong gia đình ngữ văn 12 thể hiện tinh thần bất khuất chiến đấu vì quê hương đất nước thể hiện qua những chi tiết:

  • Ở bả vai của chú Năm có đầu đàn mà khói lửa của những ngày chống Pháp để lại.
  • Chú Năm rất hay hò và tiếng hò này như một lời thề và nhắn nhủ với con cháu.
  • Chú luôn gìn giữ bên mình cuốn sổ gia đình và xem nó như bảo vật.
  • Chú luôn thể hiện tấm lòng yêu nước và luôn nhắn nhủ cho Chiến và Việt.
  • Chú luôn sẵn sàng lo liệu tất cả những công việc nhà để cho chị em Chiến tòng quân.

Kết luận: Tuy tác giả chỉ phác họa đôi nét nhưng nhân vật chú Năm luôn thể hiện được sự sống động của một con người có tâm hồn phóng khoáng và cá tính riêng biệt.

Nhân vật người mẹ

  • Mẹ của Việt tuy chồng bị sát hại nhưng vẫn gạt bỏ nỗi đau gan dạ đi đòi đầu của chồng.
  • Trước những thế lực mạnh của bọn lính thì má của Việt vẫn thể hiện được sự kiên cường và vững chãi không khuất phục trước giặc ngoại xâm
  • Bà là người sẵn sàng làm lụng vất vả để nuôi những cán bộ cách mạng.
  • Có một lần mẹ Việt bị trúng đạn nhưng vẫn bình tĩnh nằm xuống như một người chiến sĩ anh hùng bất khuất.
  • Luôn đảm đang và chăm lo cho gia đình và con cái có thể yên tâm công tác, khi chồng qua đời thì bà còn lam lũ hơn .
  • Tuy cực khổ và lam lũ nhưng bà vẫn không hề than vãn nữa lời chịu thương chịu khó.

Kết luận: Mẹ của Việt là một người mẹ chịu đau thương mất mát từ chiến tranh nhưng lại sở hữu cho mình một phẩm chất cực kỳ tốt đẹp và đáng trân trọng.

Điểm nổi bật trong tính cách của bà đó là tấm lòng yêu thương gia đình vô bờ bến và kiên cường bất khuất trước những tội ác mà giặc Mỹ đã gây ra cho mình. Hình ảnh người mẹ ấy đã góp phần làm toát lên vẻ đẹp của một gia đình có truyền thống yêu nước.

Nét đẹp của khúc sông sau

  • Nhân vật Chiến
  • Chiến là một cô gái được tác giả miêu tả là có vẻ đẹp giống mẹ “hai bắp tay tròn… chắc nịch”. Cô giống mẹ mình đến cả cách nằm với thằng em cũng như là chăm lo tất cả những việc trong nhà từ trước đến sau.
  • Do một mình lo tất cả mọi thứ trong nhà nên Chiến khá nhường nhịn em của mình và tháo vát trong tất cả những công việc. Nhưng đôi khi cô cũng điệu đà và đáng yêu khi không thể nào quên mang theo chiếc gương khi đi vào chiến trường.
  • Cùng với đó là tinh thần cách mạng sôi nổi khi tuyên bố “ nếu giặc còn thì tao mất”. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ thấy được lòng yêu thương quê hương đất nước của một người con gái bé nhỏ.
  • Nhân vật Việt trong văn bản Những đứa con trong gia đình: Việt là một cậu con trai mới lớn nên khá hiếu động đôi lúc hay trẻ con và ngây thơ.

bài những đứa con trong gia đình

  • Nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình dù làm bất kì việc gì cũng giành phần hơn với chị của mình từ việc bắt ếch đến đi bộ đội anh cũng không bao giờ chịu thua chị.
  • Là con trai nên khá hiếu động và thích câu cá, bắn chim.
  • Một đêm trước khi vào chiến trường anh vẫn vô tư “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, “lăn kềnh ra ván cười khì khì”.
  • Tuy hành xử khá trẻ con nhưng Việt lại khá nhường nhịn chị “giấu chị như giấu của riêng” khi bắt gặp những anh bộ đội trêu đùa chị của mình.
  • Trong khoảnh khắc bị thương nằm giữa chiến trường anh không sợ địch cũng không nghĩ đến cái chết mà vẫn kiên cường. Tuy bị thương rất nặng nhưng anh vẫn luôn nằm trong tư thế sẵn sàng để chiến đấu “Tao sẽ chờ mày… mày là thằng chạy” .
  • Khi gặp lại anh em thì khóc như một đứa trẻ “Khóc đó rồi cười đó”.

Qua những phân tích trong tác phẩm đã thấy được Chiến chính là những khúc sông sau, là thế hệ trẻ thừa hưởng những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta để lại.

Điểm chung của chiến và Việt

  • Đều trẻ nên mang trong mình sự ngây thơ và hồn nhiên từ việc giành nhau chuyện bắt ếch đến đánh giặc và rất hay cãi nhau.
  • Cùng lớn lên trong một gia đình nên đều có tâm lý cũng như tính cách giống nhau như là muốn được đánh giặc để trả thù cho ba má, cùng ý nghĩ đem bàn thờ gửi ở nhà chú Năm khi cả hai đi đánh giặc. → Cả hai chị em đều giống nhau ở tấm lòng thương yêu cha mẹ và căm thù giặc từ đó đã hình thành một ý chí và lòng quyết tâm cao độ.
  • Tuy còn trẻ nhưng hành động của Việt và Chiến đều đáng được khâm phục khi bắt được tàu giặc trên sông Đinh Thủy. Việt thì phá được xe tăng của địch, dù bị thương nặng cũng nằm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. → Hai chị em đều là những chiến sĩ dũng cảm và lập được nhiều chiến công.

Sơ đồ tư duy tác phẩm những đứa con trong gia đình

Nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện

Việt là một trong những chiến sĩ giải phóng quân trẻ trung, năng động. Trong khi chiến đấu thì anh đã bị thương và lạc đồng đội của mình. Anh nằm trên chiến trường trong cơn mê man nhưng vẫn nằm trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

 

Trong những lúc mê man thì Việt đã nhớ về những kỷ niệm quen thuộc của gia đình mình đã hiện về một cách sống động trong tâm trí của anh. Điều này đã tạo nên sự vận hành theo cách trần thuật theo dòng ý thức nhân vật.

Nghệ thuật trần thuật

Nguyễn Thi đã tiến hành kể chuyện theo ý thức của nhân vật Việt trong Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi. Việt trải qua những lần mê rồi tỉnh nhà văn đã khơi dậy hồi ức nhân vật và những kỉ niệm bên gia đình.

Qua cách trần thuật này mà thời gian của câu chuyện đã bị tháo gỡ làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt hơn giúp cho người đọc vào câu chuyện một cách tự nhiên nhất cũng như tạo đặc điểm nhân vật theo chủ đề gia đình một cách đặc sắc và mới mẻ.

Nghệ thuật khắc họa nhân vật

Nhân vật trong tác phẩm đều có chung huyết thống nên có chung một hình dáng tính cách và tâm hồn tạo nên sức hấp dẫn riêng biệt.

Và điểm đặc biệt nhất là những nhân vật đều có một vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc. Trong họ toát lên một lòng yêu nước sâu sắc và lòng thủy chung với cách mạng. Những nhân vật đều yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Giá trị nội dung

Tác phẩm kể về những đứa con được sinh ra trong một gia đình Nam Bộ có lòng yêu nước và son sắc với cách mạng. Bên cạnh đó tác phẩm còn khắc họa một tình cảm gia đình sâu nặng, mối liên quan giữa truyền thống gia đình và truyền thông dân tộc. Chính vì những tình cảm đó đã tạo nên một tinh thần cách mạng to lớn và vững chãi của con người Việt Nam trong suốt thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước.

Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Những đứa con trong gia đình

  • Tác phẩm mang trong mình một nét đậm chất sử thi từ đề tài đến ngôn ngữ, nhân vật và những chi tiết khác.
  • Tác giả sử dụng những ngôn từ mộc mạc và giản dị mang đậm hình ảnh của con người Nam Bộ thời bấy giờ.
  • Sử dụng nghệ thuật khắc họa tạo nên tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện một cách sinh động và khách quan hơn.
  • Sử dụng nghệ thuật hồi tưởng để kể chuyện tạo nên sự tự nhiên cho câu chuyện mà không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố thời gian.

Kết luận

Nếu các bạn có những câu hỏi về truyện ngắn Những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi thì có thể nhanh tay truy cập nền tảng học trực tuyến Marathon Education để có thể được giải đáp một cách tận tình và chi tiết. Tại đây thì các giáo viên sẽ có những giáo trình giảng dạy bám sát với nội dung mà Bộ giáo dục đã đưa ra. Điều này sẽ giúp cho các em có thể tiến bộ nhanh và đạt kết quả cao với thời gian ngắn nhất.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình, chúng ta có thể cảm nhận được sự bi thương, khắc nghiệt thông qua những ngày chiến đấu cực khổ trên chiến trường chống Mỹ. Bên cạnh đó, tình cảm gia đình, tình cảm quê hương đất nước cũng được khắc họa rõ nét. Để tìm hiểu và học online những tác phẩm khác, các em hãy theo dõi tại trang web của Marathon Education để cập nhập ngay nhé!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan