Phân tích bài Ngữ văn 9 Làng – Marathon Education

Vy - 02/06/2022

Trong nền văn học nước ta có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, Một trong số đó phải kể đến truyện ngắn Làng Văn 9 của nhà văn Kim Lân. Đây là một truyện ngắn bình dị, gần gũi, sử dụng nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật độc đáo. Để hiểu rõ hơn về tác giả của bài viết và tác phẩm này, các em hãy cùng Marathon Education theo dõi bài viết dưới đây.

Đôi nét về tác phẩm Làng

Tác giả nhà văn Kim Lân

Tác giả Kim Lân (Nguồn: Internet)
Tác giả Kim Lân (Nguồn: Internet)

Kim Lân là một nhà văn chuyên viết về truyện ngắn đời thường. Dưới đây là tiểu sử sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của ông:

Cuộc đời

  • Nhà văn Kim Lân (1920 – 2007) có tên thật là Nguyễn Văn Tài. Ông được sinh ra và lớn lên tại huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
  • Sau khi học hết Tiểu học, ông đã phải nghỉ học và làm rất nhiều nghề để phụ giúp gia đình như: làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, viết văn,…
  • Con đường văn học của nhà văn Kim Lân bắt đầu khởi sắc từ khi viết truyện ngắn vào năm 1941. Một số tác phẩm của ông được chọn đăng trên các tờ báo nổi tiếng lúc bấy giờ như Tiểu thuyết thứ bảy, Trung Bắc chủ nhật,…
  • Vào năm 2001, ông vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho những đóng góp to lớn vào nền văn học nước nhà.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Sự nghiệp văn học

  • Bằng ngòi bút tinh tế, sống động, nhà văn đã tái hiện chân thật cuộc sống thôn quê đời thường qua những tác phẩm của mình. Vì vậy, các tác phẩm viết về đề tài con người và cuộc sống nông thôn của ông được rất nhiều đọc giả đón nhận và đánh giá cao.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân là Vợ nhặt, Làng, Nên vợ nên chồng,…
Tìm hiểu chung về truyện ngắn Làng Văn 9 (Nguồn: Internet)
Tìm hiểu chung về truyện ngắn Làng Văn 9 (Nguồn: Internet)

Tác phẩm Văn 9 Làng là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Kim Lân để lại dấu ấn trong lòng đọc giả và nhiều học sinh cấp 2. Dưới đây là một số nội dung cơ bản của truyện ngắn:

Hoàn cảnh sáng tác

Truyện ngắn Làng được sáng tác trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp xâm lược và được đăng trên tạp chí Văn nghệ (1948).

Ý nghĩa nhan đề

Làng là một đơn vị hành chính nhỏ nhất ở nước ta. Nhan đề truyện ngắn được đặt tên là “Làng” ở đây không chỉ nhắc đến Làng Chợ Dầu của ông Hai nói riêng mà tác giả còn muốn nói đến một vấn đề chung đang xảy ra ở khắp các làng quê Việt Nam. Qua đó, nhà văn Kim Lân ca ngợi tình cảm yêu quê hương của người nông dân Việt Nam mở rộng ra đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Bố cục

Truyện ngắn Làng Văn 9 được chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (từ đầu … vui quá!): Cuộc sống của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
  • Phần 2 (tiếp … đi đôi phần): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.
  • Phần 3 (còn lại) Tâm trạng của ông Hai khi hay tin làng mình theo giặc được cải chính.

Tóm tắt

Ông Hai là một người nông dân sinh sống ở làng Chợ Dầu. Ông yêu tha thiết làng Chợ Dầu như máu thịt của mình. Do chiến tranh, ông buộc phải rời xa ngôi làng thân yêu đến nơi tản cư. Tại nơi tản cư, ông luôn đau đáu nhớ quê, cứ “nghĩ về những ngày làm việc cùng anh em”. Đi đâu ông cũng tự hào và khoe với mọi người về vẻ đẹp bề thế cùng tinh thần chiến đấu oanh liệt của làng Chợ Dầu. Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai bàng hoàng, sững sờ, xấu hổ, “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, cúi gằm mặt. Suốt mấy ngày ông chỉ “nằm vật ra giường”, không dám đi đâu. Cảm giác đau đớn, bẽ bàng, hổ thẹn cứ xâm chiếm lấy con người ông. Ông đấu tranh giữa tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc. Ông nhận ra rằng “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Sau đó, tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính. Ông Hai mừng rỡ, sung sướng báo tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ” và tiếp tục đi khoe làng của mình. Tình yêu làng của ông Hai thật là sâu sắc và cảm động.

Tìm hiểu chi tiết về truyện ngắn Làng Văn 9

Làng là câu chuyện về tình yêu làng, tình yêu nước cũng như tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân vật ông Hai.

Hoàn cảnh của nhân vật ông Hai 

  • Ông Hai là một người nông dân chân chất, quanh năm gắn bó với lũy tre làng
  • Mặc dù rất yêu làng của mình nhưng Ông Hai buộc phải tản cư.

Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

  • Ông Hai luôn đau đáu nhớ thương làng quê của mình, nghĩ đến “những ngày làm việc cùng anh em”.
  • Ông Hai thường xuyên đến phòng thông tin để nghe ngóng tin tức về làng của mình.
  • Ông Hai cũng có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ và lòng yêu nước dạt dào khi lúc nào ông cũng dành thời gian đọc tin tức về kháng chiến, các tin chiến thắng của quân ta. Trước những chiến thắng này, Ông Hai “ruột gan cứ múa cả lên”.
  • Tác giả đã sử dụng ngôn từ bình dị, gần gũi để diễn tả niềm tự hào, vui sướng đến tột độ của một con người biết gắn kết tình cảm của mình với vận mệnh của dân tộc.

Tâm trạng của nhân vật ông Hai khi hay tin làng của mình theo giặc

  • Lúc vừa nhận được tin, ông cảm thấy rất xấu hổ, “cổ họng nghẹn ắng, da mặt tê rân rân”; “lặng đi không thở được, giọng lạc đi”; “lảng chuyện, cười nhạt, cúi gằm mặt xuống mà đi”. Ở đây, tác giả đã lồng ghép có chủ đích các hình ảnh miêu tả chân thực để diễn tả cảm giác bẽ bàng, ê chề và nhục nhã của Ông Hai.
  • Khi về đến trọ, ông tủi thân, nước mắt giàn dụa. 
  • Ông buồn thay cho thân phận những đứa con của mình, “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”.
  • Khoảng thời gian sau đó, ông không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn bên căn nhà chòi, lủi thủi một mình.
  • Khi chủ nhà ra ám thị muốn đuổi ông đị, ông cảm thấy tuyệt vọng và có ý định sẽ trở về làng. Nhưng ngay lập tức ông đã gạt bỏ dự định này, đối với ông, “làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”.
  • Ông tâm sự cùng đứa con út để khẳng định lòng quyết tâm của mình “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính

  • Thái độ ông Hai thay đổi theo chiều hướng tích cực “cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”; “mồm bỏm bẻm nhai trầu, mắt hấp háy; “ chạy đi khoe khắp nơi về làng của mình”.
  • Ông cảm thấy vui mừng và hãnh diện khi làng không theo giặc. Ở đây, ta thấy rõ tình yêu làng, yêu nước nồng nàn của những người nông dân chất phác như nhân vật ông Hai. 

Văn 9 Làng mang đến những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật đặc sắc và ấn tượng. Cụ thể như sau:

Giá trị nội dung

Tác phẩm thể hiện rõ tình yêu làng song hành cùng tình yêu nước ở nhân vật Ông Hai – đại diện cho những người nông dân phải rời làng đi tản cư. Những hình ảnh, hành động nói lên nỗi lòng của nhân vật được tác giả miêu tả một các sâu sắc, khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng cảm động. 

Giá trị nghệ thuật

Tác giả Kim Lân đã rất thành công khi sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật để miêu tả tâm lý và ngôn ngữ của nhân vật. Ngoài ra, tác giả cũng đã xây dựng được một cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Văn 9 Làng là một trong các tác phẩm văn học có giá trị sâu sắc trong nền văn học Việt Nam nói chung và Văn lớp 9 nói riêng. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, các em đã có thể hiểu rõ hơn tâm lý và suy nghĩ của tuyến nhân vật chính trong tác phẩm. Qua đó, các em có thể có được nhiều kiến thức để áp dụng giải quyết các đề văn xoay quanh tác phẩm Làng Văn lớp 9

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan