Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm trong bài thơ Việt Bắc 12

Vy - 03/04/2022

Việt Bắc – tác phẩm văn học được học ở lớp 12 đã để lại nhiều dấu ấn cho mỗi em học sinh bởi những giá trị cao đẹp, hào khí dân tộc trong thời kỳ khó khăn nhất. Việt Bắc cũng là tác phẩm xuất hiện nhiều trong các đề thi kết thúc học kỳ hay kỳ thi đại học. Các em hãy ùng Marathon Education tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm này qua bài viết sau.

>>> Xem thêm:

Sơ lược khái quát về tác giả Tố Hữu 

Tiểu sử của tác giả

  • Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành sinh năm 1920 và hưởng dương vào năm 2000.
  • Ông sinh ra và lớn lên tại Làng Phù Lai nay thuộc Quảng Thọ, Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây đã có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp văn chương của ông sau này,
  • Tố Hữu được sinh trưởng trong một gia đình yêu văn chương, theo nho học ở Huế.
  • Ông sớm giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ và hoạt động cách mạng vô cùng hăng say, nhiệt huyết đặc biệt là trong các nhà tù thực dân.
  • Phần mở bài Việt Bắc nên có nội dung quan trọng đó chính là Tố hữu đảm nhiều cương vị trọng yếu trong hoạt động cách mạng và trên các mặt trận văn hóa.

Tác giả Tố Hữu

Sự nghiệp văn học

  • Phong cách sáng tác: Con đường thơ và con đường hoạt động Cách Mạng của Tố Hữu có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của Tố Hữu là một chặng đường Cách Mạng, là bức vẽ tả thực trong mỗi thời kỳ của đất nước.
  • Các tác phẩm chính:
    • Từ ấy (72 bài thơ, 1937 – 1946)
    • Việt Bắc (26 bài thơ, 1947 – 1954)
    • Gió lộng (25 bài thơ, 1955 – 1961)
    • Ra trận (35 bài thơ, 1962 – 1971)
    • Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973)
    • Máu và Hoa (13 bài thơ, 1972 – 1977)
    • Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981)
    • Một tiếng đờn (74 bài thơ, 1978 – 1992)
    • Ta với ta (thơ, 1992 – 1999)
    • Nhớ lại một thời (hồi ký, 2000)
    • Một khúc ca xuân (thơ, 1977)

Ngôn ngữ viết trong văn chương của nhà thơ 

Tố Hữu được coi là tấm gương sáng của người chiến sĩ cách mạng, hy sinh cả cuộc đời để cống hiến sức trẻ, vì hòa bình độc lập của tổ quốc, yêu con người vậy nên trong phong cách thơ mang đậm những dấu ấn:

  • Là thơ mang đậm nét trữ tình – chính trị.
  • Mang đậm cảm hứng lãng mạn xen kẽ sử thi.
  • Có giọng điệu tự sự, tâm tình.
  • Đậm đà bản sắc của dân tộc ta, gần gũi, yêu thương. 

Tác phẩm Việt Bắc

Tìm hiểu chung về tác phẩm Việt Bắc
Tìm hiểu chung về tác phẩm Việt Bắc (Nguồn: Internet)

Tiểu sử của tác phẩm khi phân tích bài thơ Việt Bắc 

  • Hiệp định Giơnevơ được ký kết vào tháng 7 năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ giành được thắng lợi mang đến độc lập tự do cho toàn dân tộc.
  • Sau khi giành thắng lợi các chiến sĩ từ miền núi trở về miền xuôi, Đảng, Chính phủ dời căn cứ Việt Bắc trở về thủ đô vào tháng 10 năm 1954 chính vì vậy Tố Hữu đã sáng tác ra bài thơ này nhằm ca ngợi nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc.

Ý nghĩa nội dung của bài thơ Việt Bắc 

Nội dung chính trong bài thơ Việt Bắc là gì? Bài thơ phác họa nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc, ca ngợi nên vẻ đẹp của con người nơi đây. Những cảnh vật nơi đây sẽ là những kỉ niệm tuyệt đẹp khó phai trong lòng người chiến sĩ cách mạng. 

Đây cũng là nỗi niềm khó tả trong lòng người chiến sĩ khi phải rời nơi núi rừng thân quen đến một nơi căn cứ mới để hoàn thành tiếp các nhiệm vụ được giao.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

 

Ý nghĩa sâu xa, chi tiết của tiêu đề bài thơ Việt Bắc

  • Việt Bắc là căn cứ chỉ đạo kháng chiến chống Pháp nơi được gọi là cái nôi của cách mạng.
  • Nơi đây không chỉ là một địa danh mà còn là nơi khắc ghi các dấu ấn cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến giành lại độc lập đem đến thắng lợi vẻ vang cho lịch sử dân tộc.
  • Nơi đây ca ngợi thiên nhiên, con người Việt Bắc đây cũng là những kỉ niệm đẹp gắn liền với nhà thơ Tố Hữu, trân trọng, tự hào với non nước quê hương.

phân tích bài việt bắc

Phân tích chi tiết bài thơ Việt Bắc – Thân bài

Việt Bắc phân tích – Nỗi niềm của người ở lại khi các chiến sĩ rời chiến khu

Buổi chia tay đầy xúc động thể hiện qua 8 câu thơ đầu 

“ Mình về mình có nhớ ta 

 

….

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • Điều đặc biệt khi phân tích bài Việt Bắc đến từ cách xưng hô trong tác phẩm. Ở đây Tố Hữu không sử dụng các ngôi xưng hô khác như “Anh – em”; “Cậu – tớ”; “Tôi – bạn”,.. mà sử dụng “Mình – ta” thể hiện được cảm xúc đặc biệt có trong đoạn văn. Bằng việc sử dụng cách xưng hô này đã làm cho câu văn mềm mại, nhẹ nhàng như một lời tự sự, tâm tình của những người chiến sĩ cách mạng khi phải rời xa nơi ở quen thuộc. 
  • Bằng việc sử dụng cấu trúc điệp cú pháp ở chỗ :”Mình về có nhớ” có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của câu thơ với câu hỏi rằng những kỷ niệm trên chiến khu Việt Bắc với con người nơi đây cùng cảnh vật suốt “ Mười lăm năm ấy” liệu rằng có bị thời gian mai một đi hay không? Hay đây là nỗi niềm khó tả, tiếc nuối khi sắp phải rời xa nơi chốn thân thương.
  • Thuật ngữ “ Mười lăm năm” là nói về khoảng thời gian các chiến sĩ cách mạng tham gia kháng chiến từ năm 1940 đến hết năm 1954 với căn cứ trên núi rừng Việt Bắc.
  • Một lần nữa điệp từ lại được sử dụng qua từ “Nhớ” nhấn mạnh được nỗi lòng da diết, nỗi nhớ luôn đau đáu trong lòng tác giả cũng như những người chiến sĩ cách mạng.
  • Các quang cảnh như cây, núi sông được viết trong bài thơ Việt Bắc gắn liền với các chặng đường hành quân tạo nên sự thủy chung, son sắc của người cách mạng. 
  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng liên tiếp trong bài Việt Bắc thể hiện ở việc tác giả sử dụng từ láy “Bồn chồn”;”Tha Thiết” cùng với đó là hình ảnh hoán dụ “Áo chàm” gợi nên nét đẹp thân thương của con người Việt Bắc.

Phân tích Việt Bắc 12 của Tố Hữu qua 8 câu thơ đầu ta nhận thấy được tâm trạng lưu luyến, tha thiết của người ra đi mỗi khi nhớ lại những những ngày tháng trên Việt Bắc 

Những kỉ niệm khó phai trong chiến khu Việt Bắc 

  • Các hình ảnh thực tế của người chiến sĩ khi làm cách mạng phải trải qua những khó khăn gian khổ khi làm cách mạng qua các từ ngữ trong câu thơ như :”Suối lũ”; “Mây mù”,… qua các hình ảnh đó làm cho ta thấy được sự bóc lột, xâm chiếm của bọn thực dân Pháp càng làm tăng thêm tinh thần chiến đấu quân nhân.
  • Câu thơ” Trám… để già” gợi nhớ một quá khứ sâu sắc, khó quên của tác giả bên cạnh đó còn mang lại cảm giác trống trải, hiu quạnh.
  •  Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp đảo ngữ ở câu thơ” Hắt hiu… lòng son” mang đến được những kỉ niệm đẹp của con người Việt Bắc đối với các chiến sĩ cách mạng. Tuy họ nghèo về vật chất, thiếu thốn, cơ cực nhưng đối với tinh thần dân đọc, tinh thần đoàn kết, chung thủy với chiến sĩ, với đất nước luôn son sắt, một lòng một dạ, thủy chung vô bờ. 
  • “ Mái đình”, “Cây đa” là những cảnh vật luôn mang kỉ niệm ghi nhớ sâu sắc đối với quê hương. Hồng Thái, Tân Trào là những địa danh nổi tiếng trên núi rừng Việt Bắc, gợi nhớ được lịch sử hào hùng của các chiến sĩ cách mạng.

Tố Hữu Việt Bắc – Tâm trạng của người ra đi 

  • Người lính cách mạng khi ra đi với nỗi nhớ da diết với nghĩa tình thủy chung, một lòng khi nhớ về Việt Bắc được thể hiện qua các từ ngữ “Bao nhiêu”; “Bấy nhiêu” thể hiện được cảm xúc sâu rộng, day dứt của người đi và kẻ ở lại.
  • Nỗi nhớ về Việt Bắc, nhớ thiên nhiên, nhớ núi non, nhớ con người nơi đây được tác giả phân tích rất tỉ mỉ, nhiều các cung bậc khác nhau
  • Nỗi nhớ không thể đếm bằng thời gian và không gian qua câu thơ :”Trăng lên…Nắng chiều”. Nỗi nhớ lúc nào cũng dạt dào trong lòng của người chiến sĩ cách mạng.
  • Nhớ khi gian khó, hoạn lạc có “ Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” trên đường hành quân, người lính và dân luôn luôn đoàn kết, sẻ chia cho nhau, chung tay đẩy lùi quân thủ giành thắng lợi cho dân tộc.
  • Không chỉ nhớ những vui gian khó, nỗi nhớ ở đây còn được thể hiện qua “lớp học i tờ” hay “giờ liên hoan: hay sâu sắc hơn đó chính là những người mẹ và “cô em gái’’ trên Việt Bắc và họ là những người thầm tiếp thêm động lực để người lính tiếp tục tiến bước trên con đường cách mạng. 

Phong cảnh tuyệt sắc của núi rừng Việt Bắc 

  • Cảnh sắc bức tranh tứ bình được hiện rõ qua các mùa trong Việt Bắc.
  • Mùa xuân với hoa mơ nở trắng xóa cùng hình ảnh người đan nón khéo léo tạo nên sự tinh khôi thuần khiết.
  • Mùa hạ với tiếng ve sầu râm ran trong rừng phách đã chuyển màu vàng cùng với đó là cô em gái hái măng đem đến gam màu sắc sinh động.
  • Mùa thu với ánh trăng thanh cùng tiếng hát mỗi đêm liên hoan tạo nên vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha.
  • Cảm nhận bài thơ Việt Bắc qua mùa đông với hoa chuối đỏ cùng người lao động tạo nên được phong cảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. 

Cuộc kháng chiến qua việc phân tích thơ Việt Bắc Tố Hữu phần 2

  • Điều đầu tiên khi phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu phải kể đến đó chính là tác giả sử dụng phép nhân hóa trong hình ảnh Việt Bắc qua câu thơ” Rừng che bộ đội.. vây quân thù” để làm tăng sức mạnh của đoàn quân dân ta khi kháng chiến
  • Những địa danh như” Phủ Thông, Đèo Giàng” là những nơi gắn liền với Việt bắc cũng như đối với các chiến sĩ cách mạng 
  • Khí thế hiên ngang, hùng dũng đoàn kết không sợ quân thù được thể hiện qua các câu thơ như: “Ta cùng đánh Tây”; “cả chiến khu một lòng”…
  •  Sự chiến thắng nằm ngay tại trận đánh cuối cùng đây là chiến tích chói lọi trong lịch sử toàn dân khi “ Tin vui thắng trận trăm miền”. Đây cũng là bức tranh khắc dấu ấn sâu đậm trong lịch sử ca ngợi nên tinh thần đánh giặc hiên ngang của nhân dân ta.

việt bắc

Việt Bắc Tố Hữu – Ngợi ca nên niềm tự hào dân tộc

  • Phân tích Việt Bắc ta có thể nhận ra có rất nhiều các câu hỏi tu từ nhưng đây đều là những câu hỏi giúp khơi gợi lại nơi núi rừng thiêng liêng và con người nơi đây.
  • Những hình ảnh gắn liền với đất nước như” Ngọn cờ đỏ thắm, sao vàng rực rỡ…” mang đến một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
  • Đặc biệt Việt Bắc 12 có thuật ngữ “u ám”-”sáng soi” đã khẳng định được con đường giành lại độc lập và vai trò lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phân tích bài thơ Việt Bắc 12 – Kết bài

Về giá trị nghệ thuật

  • Qua việc phân tích bài thơ Việt Bắc ta thấy rằng có rất nhiều hình ảnh được sử dụng các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như: nhân hóa, so sánh, từ láy, điệp từ, đại từ,…
  • Cách sử dụng thể thơ lục bát gần gũi điểm tô những câu ca dao độc đáo
  • Ngôn từ mộc mạc, giản dị

Về giá trị nội dung

Thông qua việc phân tích nội dung bài thơ Việt Bắc chuyển văn ta có thể thấy rằng đây là một bản trường ca ghi lại những dấu ấn lịch sử thời kháng chiến chống pháp hào hùng, đầy khó khăn gian khổ. Bên cạnh đó nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Bắc đầy ân tình, thắm được tình yêu thương. Đây còn là nỗi nhớ da diết giữa những người cách mạng đối với núi rừng Việt Bắc.

Kết luận

Để biết thêm thông tin về các bài giảng một cách nhanh nhất, hiệu quả và các kinh nghiệm học tập hữu ích khác bạn hãy truy cập vào nền tảng học trực tuyến Marathon Education.

Đây là nền tảng học trực tuyến ứng dụng công nghệ mới nhất hiện nay, học sinh sẽ được học tập với các thầy cô chuyên văn Top 1% – Chuyên luyện thi, đào tạo học sinh giỏi văn để có những ý tưởng hay hơn cho bài văn của mình. Đồng thời, việc giải đề thi các năm trở nên đơn giản hơn bao giờ hết khi được điều chỉnh, giải đáp trực tiếp bởi các thầy cô.

Các nội dung phân tích bài Việt Bắc trong sách Ngữ Văn 12 chi tiết, dễ hiểu, thú vị như trên hy vọng sẽ là tham khảo tốt nhất cho bạn đọc để tìm kiếm các thông tin hữu ích nhất về văn học trong quá trình học tập và làm bài.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Trên đây là tóm tắt các kiến thức liên quan đến tác phẩm Việt Bắc lớp 12. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp các em hiểu hơn về tác phẩm này, sẵn sàng cho các kỳ thi, bài kiểm tra sắp tới. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan