Ngữ Văn 12: Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm – Tìm Hiểu Tác giả, Tác Phẩm

Vy - 03/04/2022

Trong chương trình Ngữ văn 12, các em sẽ được học về tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước thường xuất hiện trong đề thi những năm gần đây. Vì thế, trong bài viết này, Marathon Education sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản, bao gồm tác giả và nội dung tác phẩm để giúp các em dễ dàng giành được điểm cao môn Văn 12.

>>> Xem thêm:

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (1943)

Tác giả Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

  • Quê quán: thôn Ưu Điềm – Phong Hòa – Phong Điền – Thừa Thiên – Huế. 
  • Năm 1964, sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ông trở lại Huế và tham gia các phong trào học sinh, sinh viên, xây dựng cơ sở cách mạng, làm thơ, viết báo,…
  • Năm 2000, ông đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

2. Sự nghiệp văn học

  • Phong cách sáng tác: Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong sự nghiệp của mình, ông đã cho ra đời nhiều tập thơ có giá trị, thể hiện tiếng nói và những tình cảm sâu nặng của người trí thức với quê hương, đất nước và con người Việt Nam. Các tác phẩm của ông giàu suy tư, đong đầy cảm xúc và mang màu sắc trữ tình chính luận.
  • Các tác phẩm chính: Mặt đường khát vọng (1971), Đất ngoại ô (1973), Cửa thép (1972), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990).

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tác phẩm Đất nước

Tác phẩm Đất Nước
Tác phẩm Đất Nước (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu chung về tác phẩm Đất nước

1. Hoàn cảnh ra đời: Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị – Thiên. Trường ca viết về sự thức tỉnh của những người thanh niên về non sông, đất nước. Đồng thời, Mặt đường khát vọng cũng đánh thức thế hệ trẻ thực hiện sứ mệnh của mình, tham gia vào cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, bảo vệ non sông đất nước.

2. Vị trí đoạn trích: Đoạn trích Đất nước trong chương trình Ngữ văn 12 nằm trong phần đầu của chương V thuộc trường ca Mặt đường khát vọng. Đây được đánh giá là một đoạn thơ tiêu biểu nhất viết về đề tài đất nước trong thể loại thơ Việt Nam hiện đại.

3. Bố cục bài thơ:

  • Đoạn 1: Từ đầu “Làm nên đất nước muôn đời”: Hình ảnh đất nước bình dị và rất thân thương, gần gũi được cảm nhận thông qua nhiều phương diện đời sống.
  • Đoạn 2: Bao gồm những câu thơ còn lại nói về tư tưởng đất nước của nhân dân.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Đất Nước

Đoạn 1: Cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện

9 câu đầu: Những cảm nhận về cội nguồn đất nước

  • Qua những câu thơ mộc mạc, gần gũi, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cái nhìn đầy mới mẻ về cội nguồn của đất nước.
    • Đất nước được hình thành cùng với những câu chuyện dân gian, những truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc như ăn trầu, búi tóc,…
    • Đất nước cũng gắn liền với quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, với quá trình lao động sản xuất của ông cha.
  • Định nghĩa mới mẻ về đất nước
    • Không gian đất nước: Tác giả đã tách rời 2 yếu tố đất và nước và có những cảm nhận vô cùng độc đáo:
      • Đất nước gắn bó với cuộc sống của mỗi người, là nơi sinh hoạt, là nơi anh và em hò hẹn.
      • Đất nước là không gian mênh mông, rộng lớn với rừng vàng, biển bạc.
      • Đất nước còn là không gian sinh tồn, phát triển của cộng đồng dân tộc qua nhiều thế hệ, từ quá khứ đến hiện tại và đến thế hệ mai sau.
    • Thời gian: Đất nước được cảm nhận xuyên suốt thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
    • Trách nhiệm của mỗi người với đất nước là “Phải biết gắn bó và san sẻ”, xây dựng, thậm chí là hy sinh để bảo vệ đất nước.

Đoạn 2: Tư tưởng đất nước là của nhân dân

Đất nước không đơn thuần chỉ là sản phẩm của tạo hóa còn là do nhân dân tạo nên, là công sức, khát vọng và cũng là một phần máu thịt của nhân dân:

  • Nghĩa tình của con người: núi Vọng Phu, hòn Trống Mái
  • Bảo vệ đất nước: chuyện Thánh Gióng
  • Nguồn cội thiêng liêng của Tổ quốc: đất tổ Hùng Vương
  • Tinh thần hiếu học: núi Bút non Nghiên
  • Những cuộc khai phá vùng đất mới: Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

⟹ Tác giả nhấn mạnh vai trò của mỗi con người trong việc tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần, góp phần làm nên lịch sử của đất nước.

Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh vai trò những con người vô danh với cụm từ “không ai nhớ mặt đặt tên”. Nhưng cũng chính họ là những người đã gây dựng nên đất nước. Họ đều là những con người bình dị có một tình yêu đất nước nồng nàn và đặt nền móng phát triển cho thế hệ mai sau.

⟹ Tư tưởng xuyên suốt những vầng thơ này là đất nước của nhân dân. Đất nước không chỉ thể hiện qua thiên nhiên mà còn qua tâm hồn của những con người luôn yêu thương, bảo vệ và góp phần xây dựng nên đất nước.

Giá trị của bài thơ Đất Nước

Giá trị nội dung

Bài thơ Đất nước 12 của Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được một cách nhìn độc đáo về đất nước ở nhiều góc độ khác nhau như văn hóa, lịch sử, địa lý,… Thông qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Đất nước hội tụ, kết tinh bao công sức, khát vọng của nhân dân, từ đó góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc bên trong mỗi con người Việt Nam.

Giá trị nghệ thuật

Đất nước 12 được viết theo thể thơ tự do, giọng thơ trữ tình kết hợp chính luận kết hợp sử dụng những hình ảnh, chất liệu văn hóa dân gian,…

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Qua bài viết này, Marathon Education đã cùng các em tìm hiểu về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước. Các em hãy học thuộc bài thơ cũng như tham khảo và ghi nhớ những nội cơ bản ở trên để vận dụng làm các bài tập liên quan đến bài thơ Đất nước trong chương trình Ngữ văn 12. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan