Văn 12: Phân Tích Người Lái Đò Sông Đà – Nguyễn Tuân

Vy - 25/05/2022

Khi phân tích tác phẩm Văn 12 Người Lái Đò Sông Đà, các em sẽ cảm nhận và yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và con người lao động Việt Nam hơn. Đặc biệt, các em sẽ càng yêu mến tài năng của Nguyễn Tuân – người nghệ sĩ tài hoa đã dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp của Tổ Quốc. Các em hãy cùng Marathon Education tìm hiểu chi tiết hơn về tác giả, tác phẩm và giá trị mà tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà mang lại qua bài viết dưới đây.

Tác giả Nguyễn Tuân

Tác giả Nguyễn Tuân
Tác giả Nguyễn Tuân (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

  • Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội trong một gia đình nhà nho nghèo.
  • Ông học hết bậc thành chung thì bị đuổi vì tham gia vào công cuộc phản đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam.
  • Sau đó một thời gian, Nguyễn Tuân lại bị đi tù do “xê dịch” qua biên giới mà không có giấy phép thông hành.
  • Khi ra tù, ông đã bắt đầu viết văn và làm báo. Đến năm 1941, ông lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với các nhà hoạt động cách mạng.
  • Sau đó, đến Cách Mạng Tháng Tám ông lại nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học mới thời điểm bấy giờ.

2. Phong cách sáng tác

  • Trước Cách Mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân sáng tác “gói gọn” trong một chữ “ngông”. Nhưng cái “ngông” này của ông lại dựa trên sự tài hoa và uyên bác hơn người.
  • Sau đó, phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân dần thay đổi và không còn “ngông” nữa. Lúc này, Nguyễn Tuân đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai nên giọng văn trở nên đôn hậu, tin yêu hơn bời vì ông đã tìm thấy cái đẹp trong những con người lao động đời thường.Với phong cách sáng tác rất riêng của mình, Nguyễn Tuân được xem là một trong những hiện thân của người nghệ sĩ đúng nghĩa.
  • Một số tác phẩm của ông bao gồm Một chuyến đi (1938), Ngọn đèn dầu lạc (1939), Vang bóng một thời (1940)…

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà

Tìm hiểu chung về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12

Tìm hiểu chung về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12 (Nguồn: Internet)
Tìm hiểu chung về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12 (Nguồn: Internet)

Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm “Người Lái Đò Sông Đà” được in trong tập “Sông Đà” sáng tác từ năm 1960, đây là tùy bút xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân.

Tác phẩm ra đời trong một chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây bắc xa xôi, rộng lớn.

Bố cục: 3 phần

  • Phần 1 (từ đầu đến “gậy đánh phèn”) nói lên sự hung bạo, dữ dội của sông Đà.
  • Phần 2 (tiếp theo đến “dòng nước sông Đà”) thể hiện cuộc sống đời thường của người dân và hình tượng người lái đò trên sông.
  • Phần 3 (còn lại) thể hiện nét trữ tình và sự hiền hòa của sông Đà.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12 (Nguồn: Internet)
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà Văn 12 (Nguồn: Internet)

Hình tượng con sông Đà hùng vĩ dữ dội và thơ mộng, trữ tình

Hình tượng sông Đà hùng vĩ, dữ dội:

  • Vách đá kỳ vĩ, dựng đứng sừng sững “cảnh đá bờ sông dựng vách thành… sang bờ kia”.
  • Ghềnh Hát Loóng vô cùng hung dữ với chi tiết “nước xô đá, đá xô sóng… dễ lật ngửa bụng thuyền ra”.
  • Hút nước vừa dữ dội vừa tráng lệ được thể hiện qua hình ảnh “như cái giếng bê tông… ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi”
  • Thác đá thì bệ vệ oai phong “nghe như là oán trách… cháy bùng bùng, đá thác từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông… ngỗ ngược, bệ vệ oai phong, hất hàm hiếu chiến”

Sông Đà thơ mộng và trữ tình:

  • Dòng sông mềm mại như “mái tóc tuôn dài”
  • Màu nước của dòng sông thì thay đổi theo mùa, lúc là màu “xanh ngọc bích” lúc thì “lừ lừ chín đỏ”
  • Sông Đà mang vẻ đẹp đa chiều, gợi cảm như “Cố nhân” hay “Đường thi”
  • Vẻ đẹp hai bên bờ thì nguyên sơ, êm ả, tràn đầy sức sống của cỏ cây, con vật, đàn cá,…

⟹ Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng táo bạo, giọng điệu phóng khoáng cùng ngôn ngữ điêu luyện và giàu chất tạo hình đã giúp xây dựng hình tượng sông Đà vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng và trữ tình. Hình tượng sông Đà mang ý nghĩa đại diện cho vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, góp phần tạo nên sự kỳ vĩ và nổi bật tài nghệ vượt thác của ông đò.

Hình tượng người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp lao động và hình ảnh người nghệ sĩ dũng cảm

Người lái đò mang vẻ đẹp bình dị của người lao động:

  • Ông lái đò tuổi ngoài 70 sinh ra và gắn bó với dòng sông Đà, ông có thân hình vạm vỡ như chất “sừng mun”, cùng với giọng nói khỏe và cặp mắt tinh tường. 
  • Sự hiểu biết sâu rộng về dòng sông của ông được thể hiện qua các chi tiết như sau:
    • Là một người lái đò lão luyện thông qua các chi tiết “trên dòng sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi chỉnh tay giữ lái độ sáu chục lần”.
    • Ông rất thành thạo và hiểu biết sâu rộng đến mức sông Đà như “một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả cái chấm than, chấm câu và những đoạn xuống dòng… Cho nên ông có thể bằng cách dùng mắt để nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”.
    • Ông là một người lái đò hết sức điêu luyện và dày dặn kinh nghiệm. Khi ông đã rời xa nghề chèo đò nhưng ông vẫn luôn hoài niệm về những ngày tháng gian nan mà vui vẻ đó.

Người lái đò sông Đà còn là một người nghệ sĩ dũng cảm:

Người lái đò khi bước vào cuộc vượt thác giống như là đi vào một trận đánh khắc nghiệt. Ông đặt chân vào môi trường chiến trận mới có thể bộc lộ phẩm chất của người lái đò:

  • Thông qua cuộc trùng vây thứ nhất: Khi đá thác hiếu chiến “bệ vệ oai phong, hất hàm” thì nước thác làm thanh viện ùa vào đòi bẻ cán chèo, túm lấy thắt lưng, ông vẫn cố nén vết thương kẹp chặt cuống lái.
  • Thông qua cuộc trùng vây thứ hai: Để đánh lừa con thuyền, cửa sinh bị bố trí lệch đi và ông phải thay đổi chiến thuật “cưỡi lên thác sông Đà, lái miết một đường chéo… sấn lên chặt đôi ra” để một một con đường sống.
  • Thông qua cuộc trùng vây thứ ba: Lúc này vòng 3 bên phải, bên trái đều là luồng chết, ông “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… lượn được”

⟹ Qua đây, ông lái đò được là người anh hùng trong công cuộc chèo đò, vượt thác. Ông chính là đại diện cho con người ở Tây Bắc và “chất vàng” của đất nước Việt Nam ta.

Giá trị bài Người Lái Đò Sông Đà

Giá trị nội dung

Văn 12 Người Lái Đò Sông Đà là một tác phẩm đẹp được xây dựng nên từ tình yêu thương quê hương, đất nước tha thiết của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp hào hùng, thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và nhất là người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

Giá trị nghệ thuật

Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật tài hoa của Nguyễn Tuân. Nét đặc sắc của tác phẩm “Người Lái Đò Sông Đà” được thể hiện qua ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh sáng tạo, câu văn mới mẻ, cùng với vốn từ vựng phong phú và ngôn ngữ chính xác.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Thông qua bài viết trên, Marathon Education đã giúp các em nắm vững thêm nhiều kiến thức liên quan đến tác giả, tác phẩm Văn 12 Người Lái Đò Sông Đà của Phạm Tuân. Hy vọng những lý thuyết hữu ích này sẽ giúp các em đạt điểm số cao trong các bài kiểm tra. Các em hãy theo dõi trang chủ của Marathon Education để học trực tuyến nhiều nội dung Toán – Lý – Hóa – Văn bậc THCS và THPT. Chúc các em học tập vui vẻ và đạt điểm số cao trong mọi cuộc thi!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan