Sang Thu là một trong các tác phẩm quan trọng trong chương trình Văn lớp 9. Có thể nói, kiến thức xoay quanh bài thơ này xuất hiện rất nhiều trong các đề kiểm tra và đề thi cuối cấp. Để giúp các em nắm vững được cách phân tích nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sang Thu Văn lớp 9, Marathon Education đã tổng hợp và chia sẻ đến các em những lý thuyết này qua bài viết dưới đây.
Bài thơ trong Ngữ văn 9 Sang Thu được sáng tác vào mùa thu năm 1977.
Sang Thu của Hữu Thỉnh là bài thơ thuộc thể thơ 5 chữ.
Thông thường khi soạn ngữ văn bài Sang Thu người ta thường chia thành 3 phần:
Tín hiệu thu sang được cảm nhận rõ ràng qua từng giác quan: hương ổi được cảm nhận qua khứu giác, gió se được cảm nhận qua xúc giác, sương chùng chình qua ngõ được cảm nhận qua thị giác.
Những cảm xúc bất ngờ, bâng khuâng được thể hiện qua các từ “bỗng”, “hình như”, “thu đã về”.
Khung cảnh thiên nhiên đất trời khi vào thu được diễn tả bằng những hình ảnh, dấu hiệu trong 2 câu thơ:
“Sông cạn nước đã chảy chậm hơn, đàn chim đã bắt đầu bay đi tránh rét”.
→ Sông dần chảy chậm hơn và đàn chim vội bay đi tránh rét.
Phép nhân hóa được thể hiện qua hình ảnh “mây vắt nửa mình” khiến câu thơ trở nên ấn tượng, mơ mộng hơn: những đám mây lững lờ trôi chậm như 1 dải lụa mềm phần nửa mùa hạ, nửa ngả mùa thu.
Trong khổ thơ cuối, tác giả lột tả được vẻ đẹp cũng như những đặc điểm của thời tiết khi vào thu: trong mùa hè nắng nhiều hơn nhưng khi thu sang nắng dần vơi và mưa lại nhiều hơn.
Hình ảnh “sấm” chỉ về những biến đổi bất thường của thời tiết, còn hàng cây tác giả nhằm ám chỉ con người. Ngụ ý nói rằng qua nhiều sóng gió cuộc đời, con người từng trải sẽ dần vững vàng hơn.
Bài thơ Sang thu lớp 9 được chia thành 3 phần. Mỗi phần có ý nghĩa và nội dung hoàn toàn khác nhau.
Nội dung chính: Sang Thu là bài thơ gợi lên những cảm nhận tinh tế của tác giả trong khoảnh khắc chuyển biến của thiên nhiên, đất thời vào cuối hạ sang đầu thu.
Nghệ thuật của Sang Thu chi tiết là thể thơ 5 chữ, nghệ thuật nhân hóa, giàu sức biểu cảm…
Câu 1. Sự biến đổi của thiên nhiên đất trời Sang Thu được tác giả cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?
Câu trả lời câu 1 soạn Sang Thu chi tiết:
Sự biến đổi đất trời Sang Thu được Hữu Thỉnh cảm nhận qua những dấu hiệu bắt từ lúc chuyển mùa: khi hương ổi bay trong những cơn gió se lạnh, giăng mắc chầm chậm, dòng sông trôi dềnh dàng, cánh chim bay vội vã, đám mây mùa hạ dần chuyển sang thu, những ánh nắng dần vơi và những cơn mưa dần nhiều hơn.
Câu 2. Phân tích những sự cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về những biến chuyển trong không gian, thời điểm lúc sang thu. (Gợi ý soạn bài Sang Thu lớp 9: hương vị, sự vận động của gió, sương, những chuyển biến của dòng sông, cánh chim, đám mây, thông qua ánh nắng, cơn mưa, tiếng sấm. Chú ý những từ ngữ phả vào, chùng chình hay dềnh dàng…).
Câu trả lời câu 2 soạn bài Sang Thu:
Khi thu sang tác giả đã dùng những cảm nhận tinh tế, ghi nhận kỹ lưỡng những chuyển biến của đất trời bằng toàn bộ giác quan của mình như:
Câu 3. Theo em, trong ngữ văn 9 soạn bài Sang Thu, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ chuyển sang thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, những câu thơ nào? Và em hiểu thế nào về hai câu thơ ở cuối bài thơ:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
– Soạn ngữ văn 9 Sang Thu –
Trả lời câu 3 soạn văn 9 bài Sang Thu:
Với hình ảnh nhân hóa đầy đặc sắc và ấn tượng trong thời điểm chuyển mùa tại 2 câu thơ “Có đám mây mùa hạ – vắt nửa mình sang thu”. Sự phối hợp hình ảnh nhân hóa đầy sức gợi hình, gợi cảm giúp bài thơ gợi lên cảm giác mơ hồ giữa ranh giới hạ – thu đầy thơ mộng.
Về 2 câu thơ cuối “Sấm cũng bớt bất ngờ – Trên hàng cây đứng tuổi”: tác giả vừa tả thực thời tiết vào thu với mưa và sấm vừa có ý ẩn dụ đến con người. Cụ thể hơn như sau:
Hình ảnh tả thực: khi thu sang những cơn mưa nhiều hơn, sấm cũng dần xuất hiện bất chợt hơn khi mưa tới.
Hình ảnh ẩn dụ: Sấm có ý nghĩa là những sự kiện bất thường có phần dữ dội trong cuộc sống. Hàng cây ám chỉ là những con người. Ý tác giả muốn nói đến khi qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, con người sẽ dần trưởng thành, điềm đạm chín chắn hơn, họ cũng sẽ bình thản hơn khi đối mặt với những bão tố của cuộc đời.
Thông qua các hình ảnh, bố cục trong phần soạn ngữ văn 9 bài Sang Thu. Em hãy viết 1 bài văn ngắn diễn tả cảm nhận của tác giả trước những chuyển biến của đấy thời lúc thu sang.
Gợi ý soạn văn 9 tập 2 Sang Thu
“Sang thu” của Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ ấn tượng được nhà thơ cảm nhận, miêu tả tinh tế trước sự chuyển biến của cảnh vật, đất trời đặc sắc trong không gian cuối hạ đầu thu. Trong khoảnh khắc chuyển mùa tuyệt đẹp này, tác giả không khỏi xúc động, ông thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời tuyệt vời của quê hương, đất nước, đồng thời cũng thông qua đó tác giả cũng thể hiện những triết lý đáng suy ngẫm trong cuộc đời mình.
Với hai khổ thơ đầu, tác giả đã thể hiện rõ ràng sự thay đổi của không gian qua hàng loạt những hình ảnh như hương ổi, làn sương, con sông, đàn chim, đám mây mùa hạ. Khi thu sang hương ổi dần xuất hiện trong làn làn gió se lạnh, tuy nhiên những làn sương lại có vẻ như tiếc nuối níu kéo mùa hạ: “Sương chùng chình qua ngõ”, những dòng sông chậm dần không còn sự sôi nổi của mùa hạ, con sông chậm dần mang dáng vẻ dịu êm hơn.
Hình ảnh ẩn dụ đám mây mùa hạ “Vắt nửa mình sang thu” đầy tính gợi hình, gợi cảm. Đây là hình ảnh đắt giá nhất trong bài thơ khi được tác giả thổi vào đó những hành động của con người. Khiên toàn bộ cảnh vật, không gian trở nên có xúc cảm, có tâm hồn hơn. Đất trời thiên nhiên trong lòng tác giả Hữu Thỉnh được khắc họa với hình ảnh lửng lơ nửa mùa hạ, nửa ngã mùa thu.
Khi thu sang, nhịp sống của toàn bộ sự vật dàn chậm lại, không gian trở nên yên bình, nhẹ nhàng hơn. Qua những hình ảnh thơ mộng đó, cũng đồng thời bộc lộc tâm trạng vừa tiếc nuối mùa hạ, vừa chào đón mùa thu của Hữu Thỉnh khi đứng giữa thiên nhiên giao mùa.
Trong khi 2 khổ thơ đầu là cảm xúc của nhà thơ trước sự xinh đẹp của thiên nhiên thì tại khổ thơ cuối tác giả lại dùng để diễn tả những sự suy tư, triết lý trong cuộc sống. Thông qua khoảnh khắc giao mùa, Hữu Thỉnh bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về triết lý cuộc sống:
Khi con người đã đi qua những thăng trầm, những con người từng trải đó sẽ trở nên bản lĩnh, bình thản hơn trước những sự thay đổi bất ngờ trong cuộc sống. Triết lý này được ẩn ý trong những hiện tượng thiên nhiên như “nắng”, “mưa” và “sấm” – Những biểu tượng tượng trưng cho những biến cố xảy ra trong cuộc sống của mỗi người. Hình ảnh “những hàng cây đứng tuổi” thể hiện những con người từng trải.
Thông qua những hình ảnh giàu tính biểu tượng, cùng sự sắp xếp bố cục thông minh của bài thơ. Chúng đã góp phần khắc họa rõ nét những dòng tâm trạng, những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước sự chuyển động của đất trời lúc thu sang. Đồng thời, thông qua bài thơ, tác giả cũng nêu lên triết lý sống sâu sắc của cuộc đời.
Trên đây là cách phân tích nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Sang thu lớp 9. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các em sẽ học được nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích để có thể áp dụng thật tốt vào những đề kiểm tra xoay quanh tác phẩm Sang thu. Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education