Ngữ Văn 12: Phân Tích Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành

Vy - 01/06/2022

Rừng xà nu là một tác phẩm có hệ thống kiến thức sâu rộng mà các em cần nắm rõ từ hình ảnh rừng xà nu cho đến các thế hệ anh hùng Tây Nguyên. Để tìm hiểu tổng hợp về tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này, các em hãy theo dõi bài viết sau của Marathon Education.

Tác giả Nguyễn Trung Thành

Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguồn: Internet)
Tác giả Nguyễn Trung Thành (Nguồn: Internet)

1. Cuộc đời

  • Tác giả Nguyễn Trung Thành có tên thật là Nguyễn Văn Báu, bút danh là Nguyên Ngọc. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1932 tại tỉnh Quảng Nam.
  • Ông là nhà văn tiêu biểu trưởng thành trong cả 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. 
  • Tác giả gia nhập quân đội vào năm 1950, ông gắn bó và hoạt động chủ yếu tại chiến trường Tây Nguyên. 
  • Sau Hiệp định Geneve, tác giả trở thành phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V và tập kết ra Bắc. 
  • Năm 1962, ông về lại miền Nam và vừa tham gia chiến đấu ở Quảng Nam và Tây Nguyên vừa hoạt động văn nghệ. 
  • Sau chiến tranh, tác giả nhiệm chức Tổng Biên tập báo văn nghệ và Phó Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam. 
  • Đến nay, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Ngoài ra, ông còn dịch một số tác phẩm lý luận văn học. 

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

2. Phong cách sáng tác

Các tác phẩm của Nguyễn Trung Thành luôn mang đậm âm hưởng sử thi và niềm cảm hứng lãng mạn:

  • Chất thơ trong các tác phẩm của ông luôn hòa cùng sự hoành tráng của núi rừng Tây Nguyên, của những người anh hùng cách mạng kiên trung, bất khuất và mang tình yêu mãnh liệt với quê hương, đất nước.
  • Sự sống, khả năng trỗi dậy phi thường và sức sống bất diệt của con người vẫn luôn được đề cao trong các tác phẩm của ông.

Một số tác phẩm nổi bật của tác giả phải kể đến như: Đất nước đứng lên (1954-1955); Mạch nước ngầm (1960); Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc (1961); Đất Quảng; Cát cháy; Rừng xà nu (1965);…

Tác phẩm Rừng Xà Nu

Tác phẩm Rừng Xà Nu (Nguồn: Internet)
Tác phẩm Rừng Xà Nu (Nguồn: Internet)

Tìm hiểu chung về tác phẩm Rừng Xà Nu Văn 12

  • Hoàn cảnh sáng tác

– Truyện ngắn Rừng xà nu được viết vào năm 1965 khi Mỹ đổ quân ào ạt vào bãi biển Chu Lai – Quảng Nam, lúc này tác giả đang hoạt động trên chiến trường Tây Nguyên. Vào thời điểm này, nhà văn muốn viết một bài “Hịch tướng sĩ” để động viên, cổ vũ nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ khốc liệt, anh hùng.

– Tác phẩm được đăng trên tạp chí Văn nghệ quân giải phóng miền Trung Trung Bộ và sau đó được in trong tập Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

  • Bố cục

– Phần 1 (Từ đầu đến đoạn “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”): Hình ảnh của rừng xà nu. 

– Phần 2 (Tiếp tục đến “giội lên khắp người như ngày trước”): Câu chuyện của Tnú sau 3 năm đi lực lượng về thăm làng.

– Phần 3 (Còn lại): Cuộc đời bi tráng của nhân vật Tnú và câu chuyện chiến đấu của dân làng Xô Man được cụ Mết kể lại.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Rừng Xà Nu Văn 12

  1. Hình ảnh rừng xà nu, hình ảnh ẩn dụ: 

 Ý nghĩa thực

– Cây xà nu là một loại cây có thật rất phổ biến ở Tây Nguyên, họ nhà thông… có sức sống vô cùng mãnh liệt, vượt qua thời tiết khắc nghiệt để vươn lên từng ngày.

– Cây xà nu gắn bó mật thiết trong đời sống và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên (Cành, củi xà nu có trong mỗi bếp, nhựa xà nu dùng để đốt, khói xà nu làm bảng…).

* Ý nghĩa ẩn dụ

– Cây xà nu biểu tượng cho cuộc sống chịu nhiều đau thương:

+ Cây xà nu nào cũng có vết thương như dân làng ai cũng mang một nỗi đau riêng do kẻ thù gây ra.

– Hình tượng cây xà nu đã được tác giả nâng lên từ một hình ảnh thiên nhiên bình thường thành một hình tượng nghệ thuật độc đáo, ẩn dụ cho tư thế, sức sống và nghị lực của người dân Tây Nguyên.

+ “Cây mẹ ngã, cây con mọc lên” thẳng nhọn kiên cường, bất khuất giống như các thế hệ dân làng Xô Man nối tiếp nhau dệt nên truyền thống yêu nước, bất khuất hào hùng

+ Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời như người dân làng Xô Man chuộng tự do, yêu hòa bình, luôn đứng thẳng, vươn cao chứ không chịu khuất phục làm kiếp trâu ngựa.

– Hình tượng cây xà nu biểu tượng cho phẩm chất của người Tây Nguyên với ý chí kiên cường, bất khuất không chịu khuất phục trong trận chiến với đế quốc Mỹ xâm lược.

  1. Các thế hệ anh hùng Tây Nguyên: Tnú, cụ Mết, Dít, bé Heng
  • Nhân vật Tnú
  • Tnú có tính cách trung thực, dũng cảm, gan góc và mưu trí:

+ Giặc giết anh Xút, bà Nhan nhưng Tnú khi đó còn nhỏ vẫn không sợ. Tnú cùng với Mai xung phong vào rừng nuôi cán bộ. 

+ Khi học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng và lấy đá đập vào đầu chảy máu. 

+ Khi đi liên lạc, Tnú không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không đi chỗ nước êm dịu mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Vì theo Tnú, những nơi nguy hiểm giặc sẽ không ngờ đến.

+ Khi giặc phục kích bắt và bị tra tấn dữ dội nhưng Tnú quyết không khai. Khi giặc kéo về làng, bắt Tnú khai cộng sản ở đâu, anh dứt khoát đặt tay lên bụng dõng dạc nói “cộng sản ở đây này”.

  • Tnú có tính kỷ luật cao và trung thành tuyệt đối với cách mạng:

+ Tham gia lực lượng vũ trang, tuy nhớ quê nhà nhưng khi được phép mới trở về thăm.

+ Tính kỷ luật cao trong cách mạng, biểu hiện thành lòng trung thành của Tnú: khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết rằng: “người cộng sản không thèm kêu van”.

  • Có trái tim yêu thương và sôi sục căm giận: 

+ Tnú sống rất nghĩa tình: Tnú tay không xông ra để cứu vợ con. Tnú là con người tình nghĩa với buôn làng Xô Man. 

+ Lòng căm thù ở anh mang đậm chất Tây Nguyên: Anh mang trong tim 3 mối thù lớn: thù của gia đình, thù của buôn làng và thù của bản thân.

  • Hình tượng đôi bàn tay của Tnú mang tính cách, dấu ấn cuộc đời của anh: 

Bàn tay yêu thương: anh Quyết nắm lấy tay Tnú, Mai nắm lấy tay Tnú khi anh trở về, …

+ Bàn tay đau thương (chứng kiến cảnh vợ con chết, chịu sự tra tấn của kẻ thù)

+Bàn tay căm thù: chứng tích của lòng hận thù

+Bàn thay báo thù:  Giết giặc để trả thù cho Mai, các con và dân làng Xóman 

+ Là nhân chứng cho con đường của dân làng Xô Man: “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”

=> Cái bi tráng câu chuyện về cuộc đời của Tnú là sự thể hiện đầy đủ nhất  chân lý lịch sử “Đã cầm súng thì phải cầm giáo”, đã phải đứng lên chiến đấu có vũ trang, chỉ có anh mới  chiến thắng. 

+ Khi lành lặn: Đây là bàn tay nghĩa tình, trung thực.

+ Khi bị thương: Là chứng tích cho một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm thù sôi trào. Đó cũng là bàn tay tàn tật nhưng mãnh liệt đã bóp chết tên chỉ huy đồn giặc.

Tóm lại, câu chuyện về cuộc đời của Tnú mang ý nghĩa tiêu biểu cho số phận và cách mạng của dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ. Vẻ đẹp và sức mạnh của Tnú chính là biểu tượng cho sự kết tinh giữa vẻ đẹp và sức mạnh của con người Tây Nguyên nói riêng và người dân Việt Nam nói chung trong cách mạng. Hình tượng đôi bàn tay của Tnú mang tính cách, dấu ấn cuộc đời của anh

  • Nhân vật cụ Mết, Dít, bé Heng:

– Cụ Mết: Đây là “pho sử sống” của làng Xô man. Một người giữ lửa truyền thống cho bộ tộc; cụ là người kết nối quá khứ và hiện tại, giữa hôm qua và hôm nay; “thủ lĩnh” của tinh thần, người định hướng nên con đường cách mạng cho dân làng ⇒ Nhân vật tiêu biểu cho tính cách bất khuất, quật cường của dân làng Xô Man nói riêng và con người Tây Nguyên nói chung.

– Dít: Đây là một cô bé dũng cảm, gan dạ, sớm tiếp bước thế hệ anh hùng đi trước để đến với cách mạng; là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ trưởng thành trong chiến tranh. Dít là lực lượng chủ chốt của cuộc chiến đấu và là một trong “những cây xà nu đã trưởng thành” của “đại ngàn Xô man” hùng tráng.

– Bé Heng: Một cậu bé đáng yêu, hồn nhiên nhưng sớm tham gia vào cuộc chiến đấu chung của cả làng; bé Heng là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ đánh Mỹ mới và tiếp bước một cách mạnh mẽ những Tnú, Dít, Mai. Trong “Rừng xà nu”, cậu bé chính là một trong những “cây xà nu con mới mọc lên”.

⇒ Đây là các thế hệ anh hùng tiếp nối nhau, tiêu biểu cho người dân Tây Nguyên. Họ mang một vẻ đẹp và phẩm chất quý giá, tiêu biểu cho con dân Tây Nguyên nói riêng và người Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến anh dũng.  

Giá trị tác phẩm Rừng Xà Nu

Giá trị nội dung

Tác phẩm Rừng Xà Nu là một câu chuyện về những con người tràn đầy sức sống mãnh liệt ở một bản làng Tây Nguyên, bên cánh rừng xà nu xanh bất tận. Qua đó, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao đối với dân tộc và thời đại: Để cho sự sống của người dân và đất nước mãi mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn ngoài việc phải cùng nhau đứng lên và cầm vũ khí chống lại những kẻ thù tàn ác.

Giá trị nghệ thuật

  • Đậm đà chất sử thi hùng tráng:

 + Tác phẩm mang ý nghĩa lịch sử: Cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân làng Xô Man. 

 + Một bức tranh thiên nhiên hoành tráng, hùng vĩ. Cụ thể là cánh rừng xà nu làm nền cho bức tranh về cuộc chiến đấu chống giặc. 

+ Các nhân vật tiêu biểu được khắc họa trong bối cảnh hùng vĩ, trang nghiêm, vừa mang phong cách Tây Nguyên vừa mang phẩm chất của các anh hùng thời đại: Tnú, Heng, Dít,…

+ Ngôn ngữ và giọng điệu trang trọng, mang đậm sắc màu Tây Nguyên.

  • Kết cấu vòng tròn: Cả mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh của rừng xà nu.
  • Cách thức trần thuật: 

+ Kể theo hồi tưởng qua lời kể của già làng – cụ Mết.

+ Kể bên bếp lửa gợi nhớ lối kể “khan”, giống sử thi của dân tộc Tây Nguyên.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Qua tác phẩm Rừng Xà Nu, ta có thể thấy được đây là một câu chuyện mang đậm đà hương sắc của Tây Nguyên và chất sử thi bi tráng. Để tìm hiểu và học tốt môn Văn hơn, các em hãy học online các bài viết khác tại trang web của Marathon Education nhé!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan