Tổng Hợp Các Phương Trình Hóa Hữu Cơ 11 Đầy Đủ Nhất
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b7796-f4db.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Hóa hữu cơ 11 là một trong những phần kiến thức trọng tâm trong chương trình Hóa học cấp 3. Lý thuyết xoay quanh chủ đề này có tính ứng dụng cao, là nền tảng để học tốt mảng Hóa hữu cơ lớp 12. Các em hãy cùng Marathon Education đọc ngay bài viết bên dưới đây để ôn tập về lý thuyết cơ bản và các phương trình Hóa hữu cơ 11 thường gặp.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Lý Thuyết Đại Cương Về Hóa Hữu Cơ
Khái quát về Hóa hữu cơ 11
Khái niệm
Hợp chất hữu cơ được định nghĩa là các hợp chất của cacbon (trừ oxit của cacbon, muối cacbua, muối cacbonat, muối xianua).
Phân loại các hợp chất hữu cơ
Trong chương trình Hóa hữu cơ 11, hợp chất hữu cơ sẽ được phân loại thành 2 nhóm, đó chính là hiđrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
Hidrocacbon là loại hợp chất hữu cơ đơn giản nhất. Trong thành phần phân tử chỉ chứa hai nguyên tố là cacbon và hidro.
- Hidrocacbon mạch hở:
- Hidrocacbon no: Ankan
- Hidrocacbon không no có một nối đôi: Anken
- Hidrcacbon không no có hai nối đôi: Ankadien
- Hidrocacbon mạch vòng:
- Hidrocacbon no: Xicloankan
- Hidrocacbon mạch vòng: Aren
Dẫn xuất của hidrocacbon là các hợp chất mà trong phân tử của chất này ngoài C, H ra còn có một số hay nhiều nguyên tố khác như O, N, S, halogen…
- Dẫn xuất halogen: R – X (R là gốc hidrocacbon)
- Hợp chất chứa nhóm chức: – OH – : ancol; – O – : ete; – COOH: axit…
>>> Xem thêm:
Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học Lớp 8, 9, 10 Cách Đọc Và Mẹo Nhớ Nhanh
Bảng Hóa Trị Lớp 8 Về Các Nguyên Tố Hóa Học Thường Gặp Và Bài Ca Hóa Trị
Đặc điểm chung
- Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có sự góp mặt của 2 nguyên tố chính là C và H. Ngoài ra, hợp chất hữu cơ có thể chứa các nguyên tố khác như O, N, P, halogen…
- Liên kết chủ yếu có trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hóa trị.
- Các hợp chất hữu cơ hầu hết đều dễ bay hơi, dễ cháy cũng như kém bền với nhiệt.
- Các phản ứng trong hoá học hữu cơ thường chậm và không hoàn toàn. Những phản ứng này thường xảy ra trong điều kiện phải đun nóng và có các chất xúc tác.
>>> Xem thêm: Dãy Hoạt Động Hóa Học Của Kim Loại Là Gì? Ý Nghĩa Và Mẹo Nhớ Nhanh
Các phương trình trong chương trình Hóa hữu cơ 11
Dưới đây là một số phương trình hóa học trong chương trình Hóa hữu cơ 11 mà các em cần thuộc nằm lòng.
Ankan
- Phản ứng thế của ankan
\begin{aligned} &\circ CH_4+Cl_2\xrightarrow{ánh\ sáng}CH_3Cl+HCl\\ &\circ CH_3-CH_3+Cl_2\xrightarrow{ánh\ sáng}CH_3-CH_2Cl+HCl \end{aligned}
- Phản ứng tách và oxi hóa của ankan
\begin{aligned} &\circ CH_3-CH_3\xrightarrow[xt]{t^o}CH_2=CH_2+H_2\\ &\circ C_4H_{10}\xrightarrow{cracking}CH_4+C_3H_6\\ &\circ 2CH_4\xrightarrow[làm\ lạnh\ nhanh]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ &\circ CH_4+O_2\xrightarrow[xt]{t^o}HCHO+H_2O\\ \end{aligned}
- Phản ứng điều chế ankan
\begin{aligned} &\circ CH_3CHOONa+NaOH\xrightarrow[CaO]{t^o}CH_4+Na_2CO_3 \text{ (phản ứng giảm mạch cacbon)}\\ &\circ Al_4C_3+12H_2O\to 3CH_4+4Al(OH)_3 \end{aligned}
Anken
- Phản ứng cộng vào liên kết đôi
\begin{aligned} &\circ CH_2=CH_2+H_2\xrightarrow[Ni]{t^o}CH_3-CH_3\\ &\circ CH_2=CH-CH_3+H_2\xrightarrow[Ni]{t^o}CH_3-CH_2-CH_3\\ &\circ CH_3=CH-CH_2+HCl\to CH_3-CHCl-CH_3\\ &\circ nCH_2=CH_2\xrightarrow{t^o,\ xt,\ p}\sout{\ (\ }CH_2-CH_2\sout{\ )\ }_n\\ &\circ nCH_3=CH-CH_2\xrightarrow{t^o,\ xt,\ p}\sout{\ (\ }CH(CH_3)-CH_2\sout{\ )\ }_n\\ &\circ 3CH_2=CH_2+2KMnO_4+4H_2O\to 3HOCH_2-CH_2OH+2KOH+2MnO_2\\ \end{aligned}
- Phản ứng điều chế anken
\begin{aligned} &\circ C_2H_2+H_2 \xrightarrow[Pd/\ PbCO_3]{t^o}C_2H_4\\ &\circ CH_3-CH_2OH\xrightarrow[H_2SO_4\ đặc]{170^oC}CH_2=CH_2+H_2O\\ \end{aligned}
Ankin
- Phản ứng cộng của ankin
CH\equiv CH+H_2 \xrightarrow[Ni]{t^o}CH_2=CH_2
- Phản ứng trùng hợp của ankin
\begin{aligned} &\footnotesize\circ\text{Phản ứng Đime hóa}\\ &2CH \equiv CH \xrightarrow[NH_4Cl,\ Cu_2Cl_2]{t^o} CH\equiv C-CH=CH2\\ &\footnotesize\circ\text{Phản ứng Trime hóa}\\ &3CH \equiv CH \xrightarrow{600^oC} C_6H_6\\ &\footnotesize\circ\text{Phản ứng Polime hóa}\\ &nCH\equiv CH \xrightarrow{xt,\ t^o,\ p} \sout{\ (\ }CH \equiv CH \sout{\ )\ }_n\\ \end{aligned}
- Phản ứng thế của ankin
Ankin + AgNO3: Dẫn khí axetilen vào dung dịch hỗn hợp AgNO3/NH3 thu được kết tủa màu vàng.
CH\equiv CH+2AgNO_3+2NH_3\to CAg\equiv CAg+2NH_4NO_3
- Phản ứng điều chế ankin
\begin{aligned} &\footnotesize\circ\text{Nhiệt phân metan}\\ &2CH_4\xrightarrow[làm\ lạnh\ nhanh]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ &\footnotesize\circ\text{Thủy phân }CaC_2\text{ (có trong đất đèn)}\\ &CaC_2+H_2O\to Ca(OH)_2+C_2H_2\\ \end{aligned}
Ankađien
- Phản ứng cộng của ankađien
\begin{aligned} &\circ CH_2=CH-CH=CH_2+2H_2\xrightarrow[Ni]{t^o}CH_3-CH_2-CH_2-CH_3\\ &\circ CH_2=CH-CCH+H_2\xrightarrow[Pd/\ PbCO_3]{t^o}CH_2=CH-CH=CH_2\\ &\circ CH_2=CH-CH=CH_2+Br_2\xrightarrow{-80^oC}CH_2Br-CHBr-CH=CH_2\\ &\circ CH_2=CH-CH=CH_2+Br_2\xrightarrow{-80^oC}CH_2Br-CH=CH-CH_2Br\\ \end{aligned}
- Phản ứng điều chế ankađien
\begin{aligned} &\circ nCH_2=CH-CH=CH_2 \xrightarrow{xt,\ t^o,\ p} \sout{\ (\ }CH_2-CH=CH-CH_2\sout{\ )\ }_n\\ &\circ CH_3-CH_2-CH_2-CH_3 \xrightarrow[xt]{t^o}CH_2=CH-CH=CH_2+2H_2\\ \end{aligned}
Benzen
- Phản ứng thế của benzen
- Phản ứng điều chế benzen
Stiren
Sitren vừa có tính chất giống anken (nối đôi ở nhánh), vừa có tính chất giống benzen (có vòng thơm).
- Phản ứng cộng của stiren
- Phản trùng hợp của stiren
Ancol
- Phản ứng đặc trưng của ancol
\begin{aligned} &\circ 2C_2H_5OH+2Na\to 2C_2H_5ONa+H_2\\ &\circ 2C_3H_5(OH)_3+Cu(OH)_2\to [C_3H_5(OH)_2O]_2Cu+2H_2O\\ &\circ C_2H_5OH\xrightarrow[H_2SO_4\ đặc]{170^o C}C_2H_4+H_2O\\ &\circ C_2H_5OH+HCl\xrightarrow{t^o}C_2H_5Cl+H_2O\\ &\circ C_2H_5OH+CuO\xrightarrow{t^o}CH_3CHO+Cu+H_2O\\ &\circ CH_3OH+C_2H_5OH \xrightarrow[H_2SO_4\ đặc]{140^o C}C_2H_5OCH_3+H_2O\\ &\circ C_2H_6O+3O_2 \xrightarrow{t^o}2CO_2+2H_2O\\ \end{aligned}
- Phản ứng điều chế ancol
\begin{aligned} &\circ C_2H_4+H_2O \xrightarrow{H^+}C_2H_5OH\\ &\circ C_6H_{12}O_6 \xrightarrow[men\ rượu]{t^o}2C_2H_5OH+2H_2O \end{aligned}
Phenol
- Phản ứng đặc trưng của phenol
- Phản ứng điều chế phenol
Anđehit
- Phản ứng đặc trưng của anđehit
\begin{aligned} &\circ CH_3CHO+H_2 \xrightarrow[Ni]{t^o}C_2H_5OH\\ &\circ CH_3CHO+2AgNO_3+3NH_3+H_2O\to CH_3COONH_4+2Ag+2NH_4NO_3\\ &\circ 2CH_3CHO+O_2 \xrightarrow[xt]{t^o}2CH_3COOH\\ \end{aligned}
- Phản ứng điều chế anđehit
\begin{aligned} &\circ CH_4+O_2\xrightarrow[xt]{t^o}HCHO+H_2O\\ &\circ C_2H_4+O_2\xrightarrow[xt]{t^o}CH_3CHO\\ &\circ C_2H_2+H_2O\xrightarrow[HgSO_4]{H_2SO_4}CH_3CHO\\ &\circ C_2H_5OH+CuO\xrightarrow{t^o}CH_3CHO+Cu+H2O \end{aligned}
Xeton
- Phản ứng đặc trưng của xeton
\begin{aligned} &\circ CH_3COCH_3+H_2 \xrightarrow{t^o} CH_3CHOHCH_3\\ &\circ CH_3CHOHCH_3+CuO \xrightarrow{t^o} CH_3COCH_3+Cu+H_2O \end{aligned}
- Phản ứng điều chế xeton
Axit hữu cơ
Axit hữu cơ thường là axit yếu. Tuy nhiên, những axit này vẫn có đầy đủ các tính chất hóa học của một axit và một số tính chất khác.
\begin{aligned} &\bull CH_3COOH+Na\to CH_3COONa+12H_2\\ &\bull CH_3COOH+NaOH\to CH_3COONa+H_2O\\ &\bull 2CH_3COOH+CaCO_3\to (CH_3COO)_2Ca+CO_2+H_2O\\ &\bull 2CH_3COOH+MgO\to (CH_3COO)_2Mg+H_2O\\ &\bull CH_3COOH+C_2H_5OH \xrightarrow[H^+]{t^o}CH_3COOC_2H_5+H_2O\\ &\bull CH_3OH+CO \xrightarrow{t^o}CH_3COOH\\ &\bull C_2H_5OH+O_2 \xrightarrow{men\ giấm}CH_3COOH+H_2O\\ &\bull 2CH_3CHO+O_2 \xrightarrow[xt]{t^o}2CH_3COOH\\ &\bull 2CH_3CH_2CH_3CH_2+5O_2\xrightarrow[xt]{t^o}4CH_3COOH+2H_2O \end{aligned}
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Hóa hữu cơ 11 đóng vai trò nền tảng và là phần kiến thức quan trọng trong chương trình cấp 3. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, các em sẽ hệ thống lại kiến thức đã học một cách tốt hơn.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34