Công Thức Hóa Học Của Đường Saccarozo Và Đường Glucozơ
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b7780-138e1.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Đường Saccarozo và Glucozơ là 2 loại đường có nhiều ứng dụng thực tế trong đời sống và sản xuất. Các dạng bài tập liên quan đến 2 chất này xuất hiện nhiều trong các đề thi môn Hóa học. Để hiểu rõ hơn về tính chất cũng như công thức hóa học của đường Saccarozo và Glucozơ, các em hãy xem ngay bài viết dưới đây của Marathon Education.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Từ Lớp 8 Đến Lớp 12 Cần Nhớ
Đường Saccarozo có mặt trong khá nhiều ở nhiều loại thực vật. Đây cũng là thành phần chính của nhiều loại đường thông dụng như đường mía, đường củ cải (từ củ cải đường) hay đường thốt nốt (từ hoa thốt nốt).
Công thức hóa học của đường Saccarozo
Công thức hóa học của đường Saccarozo là gì?
Công thức hóa học của đường Saccarozo là C12H22O11. Để xác định cấu trúc phân tử của loại đường này, người ta sẽ tiến hành xem xét dữ liệu từ các thí nghiệm như sau:
- Cho đường Saccarozo phản ứng với dung dịch Cu(OH)2, ta thu được dung dịch màu xanh lam. Điều này có nghĩa là trong phân tử của Saccarozo có các nhóm OH nằm liền kề nhau.
- Dung dịch Saccarozo không cho phản ứng tráng bạc và không bị oxi hóa bởi nước Brom. Vì vậy, phân tử Saccarozo không có nhóm CH=O.
- Khi đun nóng Saccarozo (có sự xúc tác của axit vô cơ), ta sẽ thu được Glucozơ và Fructozơ.
Ta có thể kết luận được rằng trong phân tử Saccarozo có gốc α – Glucozơ và – β Fructozơ. Hai gốc này liên kết với nhau thông qua nguyên tử oxi giữa C1 của Glucozơ và C2 của Fructozơ. Liên kết này được gọi tên là liên kết Glicozit.
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
Đường Saccarozo tồn tại ở dạng kết tinh trong tự nhiên. Hợp chất không màu và có vị ngọt, rất dễ hòa tan trong nước. Nhiệt độ nóng chảy của đường Saccarozo là 185 độ C.
Tính chất hóa học của đường Saccarozo
Dựa trên công thức hóa học của đường Saccarozo, các em sẽ suy ra được một số tính chất hóa học của loại đường này.
Phản ứng với Cu(OH)2
Dung dịch đường saccarozo cho phản ứng với Cu(OH)2 và tạo thành phức hợp đồng có màu xanh lam.
2C_{12}H_{22}O_{11} + Cu(OH)_2 → (C_{12}H_{21}O_{11})_2Cu + 2H_2O
Phản ứng thủy phân
Trong môi trường axit vô cơ có kèm theo nhiệt độ cao, đường Saccarozo sẽ bị thủy phân. Sản phẩm tạo thành là hỗn hợp 2 loại đường Glucozơ và Fructozơ.
C_{12}H_{22}O_{11} + H_2O \xrightarrow[H^+]{t^\circ} C_6H_{12}O_6\ (Glucozơ) + C_6H_{12}O_6\ (Fructozơ)
Công thức hóa học của đường Glucozơ
Đường Glucozơ có thể được tìm thấy ở những bộ phận của các loại cây trong tự nhiên như rễ, hoa, lá,… đặc biệt là trong các loại quả khi chín. Loại đường này còn được gọi là đường nho, bởi vì Glucozơ tồn tại một lượng lớn trong quả nho chín.
Ngoài ra, mật ong chứa khoảng 30% đường Glucozơ. Glucozơ cũng có trong cơ thể của động vật và người. Cụ thể, Glucozơ tồn tại ở mức hằng định, khoảng 0,1% trong máu người.
Công thức hóa học của đường Glucozơ là gì?
Công thức hóa học của đường Glucozơ là C6H12O6. Để có thể xác định được công thức phân tử của Glucozơ, người ta sẽ tiến hành một số thí nghiệm như sau:
- Glucozơ có xảy ra phản ứng tráng bạc. Đồng thời, hợp chất này cũng bị oxi hóa bởi nước brom. Vì vậy, ta có thể kết luận được trong phân tử Glucozơ có nhóm CH=O.
- Glucozơ xảy ra phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo thành một dung dịch có màu xanh lam. Điều này ám chỉ rằng công thức cấu tạo của Glucozơ có nhiều nhóm OH nằm kề nhau.
- Glucozơ cũng tạo ra sản phẩm este có chứa 5 gốc axit CH3COO, chứng tỏ rằng phân tử có đến 5 nhóm OH.
- Nếu đem khử hoàn toàn Glucozơ, ta sẽ thu được Hexan. Vì thế, ta có thể nói rằng trong phân tử Glucozơ có 6 nguyên tử C tạo thành một mạch không phân nhánh.
Kết hợp tất cả các kết quả, các em sẽ thấy được rằng Glucozơ là hợp chất tạp chức. Khi ở dạng mạch hở, phân tử có cấu tạo của Andehit đơn chức và Ancol 5 chức. Vậy, công thức cấu tạo của Glucozơ ở mạch hở sẽ được viết là: CH2OH(CHOH)4CHO.
Cấu trúc phân tử
Ở dạng mạch hở, cấu trúc phân tử của Glucozơ sẽ là: CH2OH–CHOH–CHOH–CHOH–CHOH–CH=O.
Trong dung dịch, Glucozơ chủ yếu ở dạng mạch vòng (ở dạng α – Glucozơ và β – Fructozơ)
- Nhóm –OH ở C5 cộng vào nhóm >C=O sẽ tạo thành hai dạng vòng 6 cạnh α và β.
- Trong trường hợp nhóm –OH đính với C1 thì nằm dưới mặt phẳng của vòng 6 cạnh là α- và ngược lại β– sẽ nằm trên mặt phẳng của vòng 6 cạnh.
Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên
Ở trạng thái tự nhiên, Glucozơ ở dạng chất rắn kết tinh, không màu. Hợp chất dễ tan trong nước, có vị ngọt, nhưng không ngọt bằng Saccarozo. Nhiệt độ nóng chảy của Glucozơ là 146 độ C (ở dạng α) và 150 độ C (ở dạng β).
Tính chất hóa học đường Glucozo
Dựa trên công thức hóa học của đường Glucozơ, ta sẽ có được một số tính chất hóa học quan trọng của loại đường này như sau:
Tính chất của ancol đa chức
Glucozơ cho phản ứng với Cu(OH)2 để tạo ra phức hợp đồng có màu xanh lam đặc trưng.
2C_6H_{12}O_6+ Cu(OH)_2 → (C_6H_{11}O_6)_2Cu + 2H_2O
Tính chất của anđehit
- Glucozơ xảy ra phản ứng oxi hóa bởi AgNO3 trong điều kiện có NH3 đun nóng (thuốc thử Tollens). Phản ứng này còn gọi là phản ứng tráng bạc.
\scriptsize HOCH_2[CHOH]_4CHO + 2AgNO_3 + 3NH_3 + H_2O \xrightarrow{t^\circ} \\HOCH_2[CHOH]_4COONH_4\ (Amoni \ Gluconat) + 2Ag + 2NH_4NHO_3
- Nếu cho dụng dịch Glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 có chất xúc tác là NaOH đun nóng (thuốc thử Felinh) ta sẽ thu được muối và kết tủa màu đỏ gạch.
\scriptsize HOCH_2[CHOH]_4CHO + 2Cu(OH)_2 + NaOH \xrightarrow{t^\circ}\\ HOCH_2[CHOH]_4COONa\ (Natri\ Gluconat) + Cu_2O\ (kết\ tủa\ đỏ\ gạch) + 3H_2O
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là công thức hóa học của đường Saccarozo, Glucozơ và các tính chất liên quan đến 2 hợp chất này. Thông qua bài viết, hy vọng rằng các em sẽ tiếp thu được thêm nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34