Ký hiệu hóa học là gì? Tìm hiểu các ký hiệu hóa học 8

Vy - 17/02/2022

Ký hiệu hoá học là nội dung vô cùng quan trọng khi các em làm quen với bộ môn Hoá. Những ký hiệu này xuất hiện trong suốt quá trình học lý thuyết, làm bài tập và bài kiểm tra. Vậy ký hiệu hóa học là gì? Cách đọc chúng trong bảng tuần hoàn hóa học như thế nào? Các em hãy cùng Marathon tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Ký hiệu hóa học là gì?

Ký hiệu hóa học là gì?
Ký hiệu hóa học là gì? (Nguồn: Internet)

Ký hiệu hoá học là ký tự viết tắt tên các nguyên tố hoá học theo tiếng Latin hay tiếng Hy Lạp. Một số nguyên tố hoá học đặc biệt được đặt tên theo nhà khoa học, nhằm tưởng nhớ đến sự cống hiến của họ dành cho khoa học và nhân loại.

Quy tắc của ký tự hóa học là nếu ký hiệu gồm 2 chữ cái thì chữ cái đầu tiên phải viết hoa, chữ còn lại viết thường. Nếu ký hiệu chỉ có 1 ký tự thì phải viết hoa chữ đó.

Ví dụ:

  • Nguyên tố hoá học Natri, ký hiệu là Na.
  • Nguyên tố hoá học Nitơ, ký hiệu là N.

Bảng ký hiệu hóa học lớp 8 trang 42

Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu hoá học Nguyên tử khối Hoá trị
1 Hiđro H 1 I
2 Heli He 4  
3 Liti Li 7 I
4 Beri Be 9 II
5 Bo B 11 III
6 Cacbon C 12 IV, II
7 Nitơ N 14 II, III, IV…
8 Oxi O 16 II
9 Flo F 19 I
10 Neon Ne 20  
11 Natri Na 23 I
12 Magie Mg 24 II
13 Nhôm Al 27 III
14 Silic Si 28 IV
15 Photpho P 31 III, V
16 Lưu huỳnh S 32 II, IV, VI
17 Clo Cl 35,5 I,…
18 Argon Ar 39,9  
19 Kali K 39 I
20 Canxi Ca 40 II
24 Crom Cr 52 II, III
25 Mangan Mn 55 II, IV, VII…
26 Sắt Fe 56 II, III
29 Đồng Cu 64 I, II
30 Kẽm Zn 65 II
35 Brom Br 80 I…
47 Bạc Ag 108 I
56 Bari Ba 137 II
80 Thuỷ ngân Hg 201 I, II
82 Chì Pb 207 II, IV

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Bảng ký hiệu hóa học những nguyên tố phổ biến

Các em có thể tham khảo bảng ký hiệu hoá học một số nguyên tố dưới đây để biết được tên và ký hiệu của các nguyên tố hoá học hiện nay.

STT Ký hiệu Tên Tên tiếng Anh
1 H Hiđrô Hydrogen
2 He Heli Helium
3 Li Lithi Lithium
4 Be Beryli Beryllium
5 B Bo Boron
6 C Cacbon Carbon
7 N Nitơ Nitrogen
8 O Oxy Oxygen
9 F Flo Fluorine
10 Ne Neon Neon
11 Na Natri Sodium (Natrium)
12 Mg Magiê Magnesium
13 Al Nhôm Aluminum
14 Si Silic Silicon
15 P Phốt pho Phosphorus
16 S Lưu huỳnh Sulfur
17 Cl Clo Chlorine
18 Ar Argon Argon
19 K Kali Potassium (Kalium)
20 Ca Canxi Calcium
21 Sc Scandi Scandium
22 Ti Titan Titanium
23 V Vanadi Vanadium
24 Cr Crom Chromium
25 Mn Mangan Manganese
26 Fe Sắt Iron (Ferrum)
27 Co Côban Cobalt
28 Ni Niken Nikel
29 Cu Đồng Copper (Cuprum)
30 Zn Kẽm Zinc
31 Ga Gali Gallium
32 Ge Germani Germanium
33 As Asen Arsenic
34 Se Seleni Selenium
35 Br Brôm Bromine
36 Kr Krypton Krypton
37 Rb Rubiđi Rubidium
38 Sr Stronti Strontium
39 Y Ytri Yttrium
40 Zr Zirconi Zirconium
41 Nb Niobi Niobium
42 Mo Molypden Molybdenum
43 Tc Tecneti Technetium
44 Ru Rutheni Ruthenium
45 Rh Rhodi Rhodium
46 Pd Paladi Palladium
47 Ag Bạc Silver (Argentum)
48 Cd Cadmi Cadmium
49 In Indi Indium
50 Sn Thiếc Tin (Stannum)
51 Sb Antimon Antimony (Stibium)
52 Te Teluride Tellurium
53 I Iod Iodine
54 Xe Xenon Xenon
55 Cs Xêzi Caesium
56 Ba Bari Barium
57 La Lanthan Lanthanum
58 Ce Xeri Cerium
59 Pr Praseodymi Praseodymium
60 Nd Neodymi Neodymium
61 Pm Promethi Promethium
62 Sm Samari Samarium
63 Eu Europi Europium
64 Gd Gadolini Gadolinium
65 Tb Terbi Terbium
66 Dy Dysprosi Dysprosium
67 Ho Holmi Holmium
68 Er Erbi Erbium
69 Tm Thuli Thulium
70 Yb Yterbi Ytterbium
71 Lu Luteti Lutetium
72 Hf Hafni Hafnium
73 Ta Tantali Tantalum
74 W Wolfram Tungsten (Wolfram)
75 Re Rheni Rhenium
76 Os Osmi Osmium
77 Ir Iridi Iridium
78 Pt Platin Platinum
79 Au Vàng Gold (Aurum)
80 Hg Thủy ngân Mercury (Hydrargyrum)
81 Tl Tali Thallium
82 Pb Chì Lead (Plumbum)
83 Bi Bismuth Bismuth
84 Po Poloni Polonium
85 At Astatin Astatine
86 Rn Radon Radon
87 Fr Franci Francium
88 Ra Radi Radium
89 Ac Actini Actinium
90 Th Thori Thorium
91 Pa Protactini Protactinium
92 U Urani Uranium
93 Np Neptuni Neptunium
94 Pu Plutoni Plutonium
95 Am Americi Americium
96 Cm Curi Curium
97 Bk Berkeli Berkelium
98 Cf Californi Californium
99 Es Einsteini Einsteinium
100 Fm Fermi Fermium
101 Md Mendelevi Mendelevium
102 No Nobeli Nobelium
103 Lr Lawrenci Lawrencium
104 Rf Rutherfordi Rutherfordium
105 Db Dubni Dubnium
106 Sg Seaborgi Seaborgium
107 Bh Bohri Bohrium
108 Hs Hassi Hassium
109 Mt Meitneri Meitnerium
110 Ds Darmstadti Darmstadtium
111 Rg Roentgeni Roentgenium
112 Cn Copernixi Copernicium
113 Nh Nihoni Nihonium
114 Fl Flerovi Flerovium
115 Mc Moscovi Moscovium
116 Lv Livermori Livermorium
117 Ts Tennessine Tennessine
118 Og Oganesson Oganesson

>>> Xem thêm: Lý Thuyết Bảng Hóa Trị Các Nguyên Tố Hóa Học Và Bài Ca Hóa Trị

Cách đọc ký hiệu hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học

Cách đọc một số kí hiệu hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học
Cách đọc một số ký hiệu trong bảng tuần hoàn hóa học (Nguồn: Internet)

Dưới đây là hướng dẫn cách đọc ký hiệu hoá học trong bảng tuần hoàn. Dựa vào hướng dẫn này, các em có thể đọc và hiểu đúng được các thông tin của một nguyên tố hoá học.

Cách đọc ký hiệu hóa học và tên nguyên tố

Đọc theo thứ tự ký hiệu hoá học trước, nguyên tố hoá học sau.

Ví dụ: Na – Natri, He – Heli

Trong bảng tuần hoàn, thông thường tên nguyên tố sẽ nằm ngay dưới ký hiệu hoá học

Cách đọc số hiệu nguyên tử

Số hiệu nguyên tử (ký hiệu Z) là số proton của hạt nhân nguyên tử đó. Con số này được dùng để xác định nguyên tố hóa học, vì tất cả các nguyên tố đều có số proton khác nhau.

Số hiệu nguyên tử có thể nằm ở bên trái hoặc ở trên ký hiệu nguyên tố. Số hiệu nguyên tử luôn là số nguyên.

Cách đọc trọng lượng nguyên tử trong bảng tuần hoàn hóa học

Vị trí của nguyên tử khối trong bảng tuần hoàn thường xuất hiện bên trái ký hiệu nguyên tố và có thể được thể hiện dưới dạng số thập phân.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần trọng lượng nguyên tử từ phía trên bên trái xuống phía dưới bên phải. Tuy nhiên, không phải thứ tự sắp xếp luôn tuân theo trình tự này.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Bài viết trên từ Marathon Education đã chia sẻ đến các em những lý thuyết bao gồm ký hiệu hóa học là gì, bảng thống kê ký hiệu Hóa lớp 8 và cách đọc ký hiệu hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học. Mong rằng, sau khi đọc xong bài viết, các em sẽ nắm vững những kiến thức này. Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo thêm các bài học trực tuyến về Toán – Lý – Hoá khác tại website Marathon Education. Chúc các em học tập tiến bộ mỗi ngày!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan