Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-2f0348-151c9.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-2f0348-151cf.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Phèn Chua Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Phèn Chua
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-2f0348-151d4.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Phèn Chua Là Gì? Công Thức Hóa Học Của Phèn Chua

Vy - 24/02/2022

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-2f0348-151d5.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Phèn chua là một chất quen thuộc trong đời sống và được ứng dụng nhiều trong công nghiệp xử lý nước, khử trùng. Đây cũng là một kiến thức liên quan đến nhôm và hợp chất của nhôm trong chương trình Hóa 12. Vậy phèn chua có những tính chất gì? Công thức hóa học của phèn chua như thế nào? Hợp chất này có những ứng dụng thực tế nào? Các em hãy cùng Marathon Education tìm hiểu những lý thuyết này qua bài viết dưới đây.

Phèn chua là gì?

Phèn chua thực chất là một loại muối tồn tại dưới dạng tính thể to nhỏ không đều, không màu hoặc có màu trắng hơi đục. Tên khoa học của phèn chua là Kali Alum. Hợp chất có vị chát chua, không độc, ít tan trong nước và không tan được trong cồn.

Khi tan trong nước, phèn chua tạo các kết tủa Al(OH)3. Kết tủa này có khả năng kết dính với các hạt lơ lửng có trong nước đục. Từ đó, những hạt này sẽ trở nên nặng hơn và lắng xuống đáy, làm cho nước trở nên trong hơn.

Phèn chua là gì?
Phèn chua là gì? (Nguồn: Internet)

Công thức hóa học của phèn chua

KAI(SO4)2công thức hóa học của phèn chua. Do đó mà phèn chua còn được gọi là phèn nhôm. Phèn nhôm thường thấy ở dạng tinh thể khi ngậm 24 phân tử nước KAl(SO4)2·12H2O hoặc dạng K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

>>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Từ Lớp 8 Đến Lớp 12 Cần Nhớ

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tính chất vật lý của phèn chua

Bên cạnh công thức học của phèn chua đã tìm hiểu ở phần trên, tính chất vật lý của phèn chua bao gồm:

  • Màu sắc đặc trưng: trắng trong hoặc đục.
  • V: chua chát.
  • Tính tan: ít tan trong nước lạnh, tan nhiều trong nước nóng, không tan trong cồn.
  • Nhiệt độ nóng chảy: 92 – 93oC.
  • Nhiệt độ sôi: 200oC.
  • Khối lượng riêng: 1.725g/cm3.

Ứng dụng của phèn chua

Ứng dụng của phèn chua và công thức hóa học của phèn chua
Ứng dụng của phèn chua (Nguồn: Internet)

Trong y học

  • Trong y học cổ truyền, phèn chua được dùng để giải độc, sát trùng ngoài da, chữa hôi nách, điều trị viêm ruột và một số bệnh khác liên quan đến dạ dày.
  • Ngoài ra, phèn chua còn dùng điều chế thuốc chữa đau răng, đau mắt, viêm tai giữa, ho ra máu, xuất huyết, ngứa âm hộ,..

Trong công nghiệp

  • Trong công nghiệp lọc nước, khi phèn chua tan trong nước sẽ tạo ra phản ứng:

 Al3+ + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3H+ 

Chất kết tủa này sẽ bám vào các hạt các, bụi lơ lửng trong ước làm khiến chúng chìm xuống đáy, từ đó làm cho nước trở nên trong vắt.

  • Trong sản xuất giấy, người ta nhúng giấy vào muối ăn và phèn chua. Phản ứng giữa 2 chất sẽ tạo ra hiđroxit là một chất kết dính. Hidroxit này sẽ kết dính những sợi xenlulozo với nhau, có tác dụng làm cho giấy không bị nhòe mực khi viết.
  • Tương tự, trong nhuộm vải, hidroxit cũng được các sợi vải hấp phụ và giữ chặt với phẩm nhuộm, từ đó làm bền màu sợi vải.

>>> Xem thêm: Bazơ Là Gì? Lý Thuyết Về Tính Chất Hóa Học Của Bazơ

Trong thực phẩm

  • Phèn chua có tác dụng làm tăng độ trắng, độ giòn cho thực phẩm như mứt, dưa chua
  • Phèn chua dùng để khử mùi hôi cho lòng lợn. Hợp chất sẽ được nghiền thành bột và chà sát lên thực phẩm, sau đó rửa sạch với nước.
  • Trứng sẽ tươi lâu hơn khi ngâm trong dung dịch phèn chua 5% khoảng 15 phút.
  • Phèn chua dùng làm bột nở khi làm bánh nhờ vào tính axit yếu. Tính axit này sẽ giúp kích thích baking soda phóng thích cacbonic, giúp bánh nở ra khi nướng.

Cách điều chế phèn chua

Từ công thức hóa học của phèn chua đã nêu trên, ta có thể xác định các thành phần chính dùng để điều chế phèn chua thường là đất sét, axit sunfuric và K2SO4.

Cách làm phèn chua trị mùi hôi cơ thể

– Giã nhỏ 50gr phèn chua và cho vào nồi nung

– Chưng nóng phèn cho rút hết nước, phèn trở nên xốp nở phồng gấp 2 – 3 lần.

– Sau khi tắm sạch sẽ, chà xát phèn chua lên nách và chân, massage nhẹ nhàng 8 – 10 phút. Mỗi tuần sử dụng 3 – 4 lần có thể trị mùi hôi cơ thể hữu hiệu.

– Nếu chưa sử dụng hết, bạn cất vào lọ thủy tinh dùng dần.

Cách trị mùi hôi cơ thể bằng phèn chua và rượu gạo

– Chuẩn bị 10ml rượu và 30gr phèn chua.

– Dùng dụng cụ cán nhỏ phèn chua.

– Cho phèn chua vào một lọ thủy tinh và đổ rượu trắng cho tới khi ngập phèn, ngâm trong vài ngày.

– Sau đó, bạn có thể dùng dung dịch này thoa đều lên vùng nách, sau khoảng 30 phút thì rửa lại bằng nước lạnh.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Trên đây là những kiến thức về ứng dụng và công thức hóa học của phèn chua. Các em hãy theo dõi Marathon Education để học online thêm nhiều kiến thức Hóa – Lý – Toán học bổ ích giúp các em nâng cao kiến thức và bứt phá điểm số. Chúc các em học tập hiệu quả và luôn đạt điểm tốt!


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34