Khởi ngữ, đặc điểm và công dụng của khởi ngữ – Ngữ văn 9

[email protected] - 17/08/2023

Khởi ngữ là một phần không thể thiếu trong tiếng Việt khi và thường được dùng trong các văn bản. Trong bài viết này, Marathon Education sẽ cùng bạn tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu và giúp các bạn học sinh có thể củng cố lại kiến thức Ngữ văn 9 Khởi ngữ.

1. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu

  • Đặc điểm của khởi ngữ:

Khởi ngữ đứng trước động từ chính trong câu.

Khởi ngữ thường bắt đầu bằng một danh từ hoặc đại từ.

Khởi ngữ có thể bị lược bỏ trong câu nhưng khi có sẽ giúp câu trở nên rõ ràng hơn.

  • Công dụng của khởi ngữ:

Giúp cho câu trở nên chính xác và dễ hiểu hơn.

Giúp cho người đọc hoặc người nghe có thể tưởng tượng được nhân vật hoặc tình huống trong câu.

Giúp câu trở nên phong phú hơn và tránh những câu lặp.

>> Cùng Marathon  làm bài tập các phương châm về hội thoại

⇒ Hướng dẫn trả lời các câu hỏi SGK Ngữ văn 9 Khởi ngữ:

Câu 1: Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

=> Chủ ngữ ở ví dụ này năm ở câu cuối. Từ “anh” thứ hai trong câu “còn anh, anh không ghìm nổi xúc động”  chính là chủ ngữ.

b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

=> Ở câu này, chủ ngữ là từ “tôi”.

 c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

=> “Chúng ta” là chủ ngữ trong câu.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

 

Câu 2: Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?

=> Trả lời: Ta có thể thêm các từ “về” hoặc “đối với” trước các từ ngữ in đậm nói trên.

>> Đừng quên tìm hiểu: Hướng dẫn soạn bài Ngữ văn 9 Hợp đồng nhanh và ngắn gọn

2. Luyện tập

Bài tập 1: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây:

a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.

             (Kim Lân, Làng)

 

b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

                                                        (Nam Cao, Lão Hạc)

 

c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan – xi – păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia  mới một mình hơn cháu. 

                                                                                (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

 

d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

                                                                                 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

 

e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

                                                                                 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

 

Đáp án:

a) Điều này

b) Đối với chúng mình

c) Một mình

d) Làm khí tượng

e) Đối với cháu

>> Tìm hiểu: Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì?

Bài tập 2: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Đáp án:

a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.

Bài tập 3: Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a) Tôi không đi chơi được.

b) Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.

Đáp án:

a) Không thể đi chơi, tôi thấy rất buồn.

b) Từ nay trở đi, con không mặc tấm áo ấy nữa.

 

Bài viết trên đã tổng hợp các kiến thức và bài tập Ngữ văn 9 Khởi ngữ. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về khởi ngữ và có thể sử dụng một cách hiệu quả trong bài văn của mình. Để có thể học tốt hơn môn Ngữ văn 9, bạn có thể tham gia…..

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan