Thí sinh cần chuẩn bị gì cho kỳ thi đánh giá năng lực?

ziven - 14/01/2024

Kỳ thi đánh giá năng lực được xem là một trong những kỳ thi quan trọng đối với học sinh THPT, vậy nên nhiều thí sinh lo lắng không biết liệu kỳ thi này có khó không? Kỳ thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì? Nên và không nên làm gì trong phòng thi? Nếu bạn cũng đang thắc mắc những vấn đề này thì cùng Marathon tìm hiểu nhé.

1. Không được tham gia kỳ thi đánh giá năng lực nếu không có giấy tờ tùy thân

Để trả lời cho câu hỏi thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì thì giấy tờ tùy thân chắc chắn là những thứ quan trọng nhất bạn không thể thiếu.

Để tham gia kỳ thi, thí sinh cần có mặt tại phòng thi vào đúng thời gian quy định như giấy báo dự thi. Bên cạnh giấy báo thi thì học sinh cũng cần có đầy đủ giấy tờ tùy thân như trong giấy báo, đặc biệt lưu ý cần phải có căn cước công dân, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, nên sử dụng bản gốc và còn hạn sử dụng.

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, là giám đốc của Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng Đào tạo thuộc ĐHQG TP.HCM, đã nhấn mạnh rằng thí sinh không có giấy tờ tùy thân cần phải thông báo với hội đồng thi và phải có sự đồng ý của hội đồng.

thi danh gia nang luc can chuan bi nhung gi

Giấy tờ tùy thân phải còn hạn sử dụng khi đi

Đối với trường hợp này, thí sinh cần xuất trình các giấy tờ có chữ ký và đóng dấu mộc đỏ từ cơ quan công an địa phương, chẳng hạn như giấy xác nhận nhân thân hoặc các loại giấy tờ hợp pháp khác do công an phường/xã cấp đã được dán ảnh, đóng dấu giáp lai hoặc có giấy xác nhận hủy hoặc đổi căn cước công dân do đổi mã định danh hoặc sai thông tin.

Nếu thí sinh không mang theo giấy tờ tùy thân như quy định và không có thông báo chính thức với hội đồng thi thì sẽ không được tham gia kỳ thi.

2. Thí sinh được mang gì vào phòng thi?

Vậy thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì và thí sinh sẽ được mang những gì vào phòng thi?

Những vật dụng mà thí sinh được phép mang vào phòng thi có thể kể đến như: giấy tờ tùy thân, giấy báo thi, bút viết, Atlat khi thi môn Địa lý do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành không có tài liệu được viết hoặc vẽ thêm, máy tính cầm tay loại không có chức năng soạn văn bản cũng như không được trang bị thẻ nhớ. Thí sinh sẽ được cung cấp giấy nháp từ cán bộ coi thi và không được phép mang giấy nháp ra khỏi phòng thi.

Thí sinh không được phép sao chép hoặc tiết lộ câu hỏi dưới bất kỳ hình thức nào, cũng như không được thảo luận, chia sẻ hoặc tiết lộ dữ liệu câu hỏi thi HSA dưới dạng văn bản, hình ảnh, video hay audio trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong và sau khi dự thi mà chưa có sự đồng ý từ Trung tâm Khảo thí.

thi danh gia nang luc can chuan bi gi

Nên kiểm tra danh sách các loại máy tính được mang vào phòng thi

3. Tiến trình thực hiện bài thi HSA ra sao?

Nếu hỏi thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì thì chắc chắn thí sinh cần phải hiểu về cấu trúc và tiến trình làm bài thi. Bài thi của HSA được chia thành ba phần với thời gian khác nhau và được thực hiện trên máy tính.

Khi thí sinh bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần đầu tiên là Tư duy định lượng với 50 câu hỏi với thời gian thực hiện là 75 phút. Thí sinh có thể làm các câu hỏi theo thứ tự và nếu hoàn thành phần này trước thời gian quy định, máy sẽ tự chuyển sang phần thứ hai của bài thi. Nếu có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy sẽ tự cộng thêm thời gian phù hợp để thí sinh hoàn thành. Bên cạnh đó, thí sinh cũng có thể quay lại để làm các câu hỏi trong cùng một phần nếu muốn.

Phần thứ hai của bài thi là Tư duy định tính với 50 câu hỏi phải hoàn thành trong 60 phút. Số thứ tự câu hỏi sẽ được đánh dấu tiếp tục từ phần đầu, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thứ ba ngay sau khi hoàn thành phần thứ hai.

Phần cuối là bài thi Khoa học gồm 50 câu hỏi và thời gian làm bài là 60 phút. Nếu thí sinh hoàn thành phần này trước thời gian quy định thì bạn có thể tự nộp bài. Hoặc máy tính sẽ tự động nộp bài khi hết giờ. Sau khi nộp, màn hình sẽ hiển thị điểm của thí sinh trong 60 giây trước khi đóng.

Thí sinh cần ghi nhớ số điểm, kiểm tra vật dụng cá nhân và ký vào danh sách trước khi ra khỏi phòng thi.

thi dgnl can chuan bi nhung gi

Quá trình thi đều sẽ được thực hiện dưới sự giám sát nghiêm ngặt của cán bộ coi thi

4. Thực hiện trả lời câu hỏi trên máy tính thế nào?

Bài thi HSA gồm tổng cộng 150 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 150, bao gồm 132 câu trắc nghiệm với bốn lựa chọn A,B,C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án. Trong trường hợp có thêm câu hỏi thử nghiệm được thêm vào thì tổng số câu hỏi cũng không được vượt quá 155 câu.

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án duy nhất được thí sinh chọn bằng cách nhấp chuột máy tính vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ ghi nhận tự động và ô tròn sẽ chuyển sang màu đen (●). Thí sinh có thể thay đổi câu trả lời bằng cách nhấp chuột vào đáp án mới, ô tròn màu đen sẽ chuyển sang đáp án mới và ô đáp án sẽ quay lại trạng thái như ban đầu (○).

Còn đối với những câu hỏi cần điền đáp án thì thí sinh sẽ nhập câu trả lời vào ô trống theo dạng chữ số nguyên dương, nguyên âm hay phân số tối giản, chẳng hạn như 5, -5 hay ⅕ và tuyệt đối không nhập đơn vị vô đáp án. Mỗi câu trả lời đúng được tính là một điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời đều được đánh giá 0 điểm.

thi dgnl can chuan bi gi

Chỉ được sử dụng một màu mực đồng nhất và tô trắc nghiệm bằng bút chì

5. Những lời khuyên để thi HSA có kết quả tốt nhất?

Quản lý và phân chia thời gian phù hợp để trả lời câu hỏi ở mỗi phần được xem là yếu tố quan trọng mà thí sinh cần lưu ý trước khi thi. Nếu thời gian cho phép. Bạn hãy xem lại câu hỏi và kiểm tra lại các câu khó của mỗi phần trước khi chuyển đến phần tiếp theo. Hãy đọc kỹ phần hướng dẫn trả lời ở mỗi phần thi cũng như xem xét thật kỹ các câu trả lời để tìm đáp án chính xác nhất. Đối với các câu hỏi về khoa học tự nhiên hay toán học, bạn hãy làm nháp và có thể sử dụng máy tính để lựa chọn đáp án chính xác.

Nên ưu tiên làm các câu hỏi dễ trước và chừa thời gian còn lại để làm các câu khó. Nếu không thấy đáp án như đã tính, hãy kiểm tra lại thật kỹ đề bài và xem xét kỹ các phương án mà đề đã cho, so sánh với câu trả lời đã tính ra và tìm hiểu xem chúng khác nhau ở điểm nào. Loại trừ các câu trả lời sai nhiều nhất để chọn đáp án phù hợp nhất.

6. Nên làm gì, cần làm gì và làm bài thế nào khi thi đánh giá năng lực?

Việc tuân thủ quy định là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự công bằng trong kỳ thi, thí sinh cần phải ngồi đúng bị trí có ghi số báo danh hoặc số thứ tự theo đúng chỉ dẫn của cán bộ. Trước khi bắt đầu làm bài, thí sinh phải điền đầy đủ thông tin cá nhân, số báo danh và mã đề vào đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm cũng như giấy nháp.

chuan bi cho thi danh gia nang luc

Tất cả các thí sinh đều phải tuân thủ các quy định của phòng thi

Thí sinh nên lưu ý điền đúng chính xác tất cả các thông tin khi đi thi, đặc biệt là vào các mục trống trên phiếu trả lời trắc nghiệm. Bên cạnh đó, chỉ được sử dụng một màu mực duy nhất và đặc biệt không được dùng mực đỏ. Thí sinh cần ghi đầy đủ và tô đủ thông tin số báo danh và mã đề thi trên cả hai phiếu thu bài thi.

Và nếu hỏi thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì thì kiểm tra đề thi là một bước không nên bỏ qua. Thí sinh cần phải kiểm tra số trang, chất lượng in ấn thi đúng hướng dẫn của cán bộ coi thi, việc này giúp đảm bảo đề thi có đủ câu hỏi như đã ghi và không có lỗi in ấn nào xuất hiện.

Thí sinh cần phải làm bài trên phiếu trả lời trắc nghiệm được cung cấp và không được đánh dấu hay làm ký hiệu riêng. Chỉ sử dụng bút chì đen để tô ô số báo danh, ô mã đề thi và ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời thì chỉ cần tẩy sạch chì ở ô cũ trước khi tô ô mới.

7. Thí sinh cần làm gì nếu muốn rời phòng thi?

Thí sinh không được phép rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài và cũng không được nộp bài trước khi hết giờ. Trong trường hợp cần thiết, việc ra khỏi phòng chỉ được thực hiện dưới sự cho phép của cán bộ coi thi và phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt.

chuan bi cho ki thi danh gia nang luc

Thí sinh không được ra khỏi phòng thi nếu không có sự đồng ý của cán bộ gác thi

Khi chuông báo hiệu kết thúc thời gian làm bài, thí sinh phải ngừng ngay lập tức và nộp lại toàn bộ vật dụng làm bài, bao gồm phiếu trả lời trắc nghiệm, đề thi và giấy nháp cho cán bộ coi thi. Việc này phải được thực hiện theo đúng quy trình, ký tên xác nhận trên hai bản phiếu thu bài thi.

Đối với những thí sinh không làm được bài cũng phải nộp lại đầy đủ vật dụng và ký xác nhận vào danh sách phòng thi. Thí sinh chỉ được phép rời khỏi phòng thi sau khi cán bộ đã kiểm tra đầy đủ số lượng và vật dụng của cả phòng và cho phép ra về.

Trên đây là 7 yếu tố quan trọng để trả lời cho câu hỏi thi đánh giá năng lực cần chuẩn bị những gì. Hy vọng có thể giúp ích được cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc tất cả các thí sinh làm bài tốt và đạt số điểm như ý.

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan