Phương Pháp Học Tốt Lý 11, Giải Bài Tập Lý 11 SGK Bứt Phá Điểm Số

Vy - 24/05/2022

Chương trình Vật Lý lớp 11 có độ khó cao đối với nhiều em học sinh vì khối lượng kiến thức và bài tập lớn. Các em sẽ cần phải nắm vững và hiểu rõ nhiều lý thuyết khó quan sát được bằng mắt thường như cảm ứng điện từ, quang phổ, chất bán dẫn,… Vì vậy, việc hiểu rõ các nội dung này để học giỏi lý 11 cũng như giải các dạng bài tập Vật lý 11 nhanh là việc vô cùng khó khăn đối với nhiều em học sinh. Team Marathon Education sẽ chia sẻ 5 phương pháp học tốt lý 11 giúp các em nắm vững căn bản, nâng cao điểm số và bứt phá thành tích qua bài viết sau.

> Xem thêm:

Video tổng ôn kiến thức học tốt lý 11

https://www.youtube.com/watch?v=9UOqXxqoQ24&t=2s
Học tốt lý 11 | Tổng ôn kiến thức học kỳ 1 | Học lý cùng Thầy Hà
https://www.youtube.com/watch?v=zt4_r_JbmMg&t=3s
Tổng ôn kiến thức học tốt lý 11 | Học lý cùng Thầy Trung

Lý thuyết môn vật lý 11 trọng tâm

Chương 1: Điện Tích – Điện Trường

Bài 1. Điện tích. Định luật Cu-lông
Bài 2: Thuyết Êlectron. Định luật bảo toàn điện tích
Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
Bài 4: Công của lực điện

Chương 2: Dòng điện không đổi

Bài 5: Dòng điện không đổi. Nguồn điện
Bài 6: Điện năng. Công suất điện
Bài 7: Định luật Ôm đối với toàn mạch
Bài 8: Ghép các nguồn điện thành bộ

Chương 3: Dòng điện trong các môi trường

Bài 9: Dòng điện trong kim loại
Bài 10: Dòng điện trong chất điện phân
Bài 11: Dòng điện trong chất khí
Bài 12: Dòng điện trong chân không
Bài 13: Dòng điện trong chất bán dẫn

Chương 4: Từ Trường

Bài 14: Từ trường
Bài 15: Lực từ. Cảm ứng từ
Bài 16: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt

Chương 5: Cảm ứng điện từ

Bài 17: Từ thông. Cảm ứng điện từ
Bài 18: Suất điện động cảm ứng1

Chương 6: Khúc xạ ánh sáng

Bài 19: Khúc xạ ánh sáng

Bài 20: Lăng kính

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Các dạng bài tập Vật lý 11 có lời giải

Bài tập chương 1: Điện tích – điện trường

\begin{aligned}
&\text{Bài 1: Hai quả cầu mang điện tích q1,q2 cách nhau một đoạn r đặt trong môi trường có}\\
& \text{hằng số điện môi }\varepsilon \text{ .Tính lực tác dụng lên hai quả cầu khi}:\\
& a)q_1\text{=400nC,}q_2=-4\mu C,r=4cm,\varepsilon =2\\
&b)q_2=600nC,q_2=8\mu C,r=3cm,\varepsilon=5

\end{aligned}
\begin{aligned}
& a)\text{Vì hai điện tích trái dấu nên hút nhau bởi 1 lực F}\\
&F=k.\frac{|q_1q_2|}{\varepsilon r^2}=9.10^9.\frac{400.10^{-9}.|-4.10^{-6}}{2.(0,04)^2}=4,5N\\
&b)\text{Hai điện tích cùng dấu nên chúng đẩy nhau bởi 1 lực}:\\
&F=k.\frac{|q_1q_2|}{\varepsilon r^2}=9.10^9\frac{600.10^9.8.10^{-6}}{5.(0,03)^2}=9,6N
\end{aligned}

Bài tập chương 2: Dòng điện không đổi

\begin{aligned}
&\text{Một dây kim loại có các electron tự do chạy qua và tạo thành một dòng điện không đổi}\\
&\text{Dây có tiết diện ngang S=}0,06mm^2,\text{trong thời gian 10s có điện lượng q=9,6C đi qua}.\\&Tính:\\
&\text{a) Cường độ và mật độ dòng điện qua dây dẫn}\\
&b)\text{Số electron đi qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 10s}\\
&c)\text{Tính tốc độ trung bình của các electron tạo nên dòng điện, biết mật độ electron tự do}\\
&\text{là n=}4,10^{28}hạt/m^3\\
\end{aligned}
\begin{aligned}
&a)\text{Cường độ dòng điện:} I=\frac{q}{t}=0,96(A)\\
&+\text{Mật độ dòng điện}: i=\frac{I}{S}=1,6.10^6(A/m^2)\\
&b)\text{Số electron đi qua tiết diện ngang của dây} N=\frac{q}{|e|}=6.10^{19}(hạt)\\
&c)\text{Tốc độ trung bình của các hạt tạo nên dòng điện}:\\
&v=\frac{i}{nq}=\frac{i}{n.|e|}=2,5.10^{-4}(m/s)=0,25(mm/s)
\end{aligned}

Bài tập chương 3: Dòng điện trong các môi trường

\begin{aligned}
&\text{Dây tóc bóng đèn 220V-200W khi sáng bình thường ở nhiệt độ 2500 độ C có điện trở}\\
&\text{lớn gấp 10,8 lần so vớt điện trở 100 độ C. Tính hệ số nhiệt điện trở alpha và R0 của dây}\\
&ở\space nhiệt\space độ\space 100\space độ\space C
\end{aligned}
\begin{aligned}
&\text{Khi sáng bình thường }R_đ=\frac{U_đ^2}{P_đ}=242 \Omega\\
&\text{Ở nhiệt độ } 100^0C R_0=\frac{R_đ}{10,8}=22,4\Omega\\
&Vì\space R_đ =R_0(1+ \alpha(t-t_0))=>\alpha=\frac{R_đ}{R_0(t-t_0)}-\frac{1}{t-t_0}=0,0041K^{-1}
\end{aligned}

Bài tập chương 4: Từ trường

\begin{aligned}
&\text{Dòng điện cường đọ 12A chạy qua một dây dẫn thẳng dài gây ra tại điểm M trong không}\\
&\text{khí một từ trường có cảm ứng từ là }1,6.10^5T.\text{ Xác định khoảng cách từ M đến dây dẫn}\\&thẳng.\\
&\text{Áp dụng công thức B=}2.10^{-7}\frac{I}{r}\\
&\text{Ta suy ra khoảng cách từ điểm M đến dây dẫn thẳng có dòng diện cường độ I=12A}\\
&r=2.10^{-7}.\frac{I}{B}=2.10^{-7}.\frac{12}{1,6.10^{5}}=15cm
\end{aligned}

Bài tập chương 5: Cảm ứng điện từ

\begin{aligned}
&\text{Tính độ tự cảm và độ biến thiên năng lượng từ trường của một ống dây, biết rằng sau}\\
&thời\space gian\space \triangle t=0,01s, \text{cường độ dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1A đến 2,5A}\\
&\text{thì suất điên động tự cảm là 30}
\end{aligned}
\begin{aligned}
&\text{Độ tự cảm của ống dây là:}\\
&|e_{tc}|=|-L\frac{\triangle i}{\triangle t}=> L=|e_{tc}|\space |\frac{\triangle }{\triangle i}|=0,2H\\
&\text{Độ biến thiên năng lượng từ trường của ống dây là}\\
&\triangle W=\frac{1}{2}L(i_2^2-i^2_1)=0,525J
\end{aligned}

Bài tập chương 6: Khúc xạ ánh sáng

\begin{aligned}
&\text{Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới }12^0\text{ thì góc khúc}\\
&\text{xạ là }8^0.\text{Tốc độ ánh sáng trong môi trường B là }2,8.10^8m/s.\text{Tốc độ ánh sáng trong môi}\\&\text{trường A là bao nhiêu?}
\end{aligned}
\begin{aligned}
&Theo\space đề\space bài,\space ta\space có:\\
&\begin{cases}n=\frac{c}{v}\\n_A.sin12^0=n_B.sin8^0 \end{cases} \rarr \frac{sin12^0}{sin8^0}=\frac{n_B}{n_A}=\frac{v_A}{v_B}=\frac{v_A}{2,8.10^8}\\ &\rarr v_A=4,18.10^5km/s
\end{aligned}

5 Phương pháp học tốt lý 11

  • Hiểu công thức

Bước đầu tiên để đạt điểm cao môn Lý 11, các em cần phải hiểu rõ được bản chất của vấn đề và nắm được những định luật cơ bản.

  • Áp dụng mẹo ghi nh

Áp dụng một số mẹo nhớ nhanh là cách ghi nhớ và học công thức vật lý lớp 11 hiệu quả

> Xem thêm: Bỏ Túi 5 Phương Pháp Giúp Học Tốt Hóa 11

  • Thường xuyên làm bài tập

Việc rèn luyện kỹ năng thông qua giải bài tập cũng sẽ giúp các em tăng tốc độ xử lý các dạng bài thường gặp.

  • Tự học thông qua sách tham khảo và Internet

Các em có thể tìm mua tại nhà sách những đầu sách giúp nâng cao kiến thức Lý 11 với đầy đủ các bài tập được giải chi tiết theo chương trình học trong SGK từ cơ bản đến nâng cao.

  • Chọn trung tâm học ôn Lý 11 ngoài giờ học trên lớp

Trong số nhiều website và trung tâm học online và offline, các lớp học livestream Toán – Lý – Hóa trực tuyến tại Marathon Education đang được nhiều em học sinh tin tưởng lựa chọn.

Những câu hỏi được quan tâm về học vật lý 11

1. Vì sao học sinh mất gốc lý 11?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các em bị mất gốc môn lý 11 như: không nắm vững kiến thức từ những năm trước; các em không hứng thú với môn học này; tình trạng chủ quan, không chăm chỉ học và làm bài tập để lĩnh hội thêm những kiến thức mới; không có mục tiêu khi bắt đầu học tập;…

2. Làm gì khi bị mất gốc môn lý 11?

Để tìm lại các kiến thức môn lý, các em cần nổ lực học tập, làm bài tập và hỏi nhiều hơn nữa. Những kiến thức được đề cập trong sách giáo khoa là cực kỳ quan trọng cũng là nền tảng để các em học tốt môn này. Hãy dành thời gian đọc sách và chuẩn bị bài trước khi lên lớp; phân loại từng dạng bài theo từng chương; đừng ngại hỏi thầy cô hay bạn bè về những kiến thức các em chưa hiểu rõ; thuê gia sư kèm môn lý…

3. Lý 11 có trong đề thi đại học không?

Đề thi đại học môn Vật Lý có bao gồm cả kiến thức Lý 11. Bên cạnh những liên quan về mặt tư duy, đề thi còn bao gồm cả những kiến thức liên thông như: electron chuyển động trong điện trường liên quan đến electron của hiện tượng quang điện và chuyển động trong điện trường ở lớp 12, chuyển động ném ngang, chuyển động ném xiên ở lớp 10.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Mong rằng những bí quyết mà Marathon Education đã chia sẻ có thể giúp các em học tốt Lý 11. Hãy theo dõi Marathon Education để học online và nắm các bí quyết học tập hiệu quả! Chúc các em đạt được nhiều kết quả tốt trong học tập!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan