Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá | Ngữ văn 9
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b5296-cf56.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Nhằm mục đích giúp các em học sinh nắm vững kiến thức cũng như hiểu rõ hơn về tác phẩm Đoàn Thuyền Đánh Cá Văn lớp 9. Team Marathon Education đã tổng hợp những nội dung trọng tâm về tác giả, tác phẩm, giá trị của bài thơ … và chia sẻ đến các em qua bài viết sau. Các em cùng học tập với Marathon nhé!
Tác giả Huy Cận
1. Cuộc đời
- Huy Cận tên đầy đủ là Cù Huy Cận.
- Ông sinh năm 1919 và mất năm 2005.
- Ông xuất thân từ một gia đình nho học ở làng Ân Phú – Huyện Hương Sơn – Tỉnh Hà Tĩnh.
- Lúc nhỏ, ông học ở quê. Đến bậc trung học thì Huy Cận chuyển đến Huế học tập và tiếp tục học Cao đẳng Canh nông ở Hà Nội.
- Đến năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.
- Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Bộ văn hóa hay Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin,…
2. Sự nghiệp văn học
- Huy Cận được biết đến là một nhà thơ lớn, nổi tiếng trong thời kỳ thơ mới với tập thơ nổi một thời “Lửa thiêng”. Đặc biệt, trong thơ của ông luôn hàm súc và giàu chất tưởng tượng triết lý.
- Tác phẩm tiêu biểu của Huy Cận gồm Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Hai bàn tay em (1967), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngôi nhà giữa nắng (1978)…
Tìm hiểu chung về tác phẩm Đoàn Thuyền Đánh Cá Văn Lớp 9
Hoàn cảnh sáng tác
Vào năm 1958, Huy Cận có một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ xa xôi Quảng Ninh. Trong chuyến đi thực tế này, ông đã có cảm hứng về thiên nhiên đất nước và bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” đã được sáng tác trong thời gian ấy, in trong tập thơ “trời mỗi ngày lại sáng”.
Bố cục
Bài thơ được chia làm 3 phần:
- Phần 1 (2 khổ đầu): Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
- Phần 2 (khổ 3, 4, 5, 6): Miêu tả cảnh đoàn thuyền trên biển cả rộng lớn.
- Phần 3 (khổ cuối): Miêu tả cảnh đoàn thuyền trở về.
Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Đoàn Thuyền Đánh Cá Văn Lớp 9
Khổ 1 – 2
Khổ 1: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi
- Hai câu đầu: Miêu tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn. Sử dụng phép so sánh giữa “mặt trời xuống biển” và “hòn lửa” để nói lên hình dạng tròn đầy và màu sắc đỏ rực của mặt trời. Ngoài ra, tác giả còn dùng sự liên tưởng vũ trụ để nói đến ngôi nhà lớn với màn đêm là cánh cửa, còn sóng biển là then cài.
→ Lúc này, vũ trụ thì đang bước vào trạng thái nghỉ ngơi và con người căng buồm ra khơi vào ban đêm.
- Hai câu sau: Người dân cất cao tiếng hát tạo động lực ra khơi. Trong đó, từ “lại” được dùng để chỉ một công việc quen thuộc của họ và cứ màn đêm xuống là dân chài lại ra khơi. Ngoài ra, nghệ thuật ẩn dụ “câu hát căng buồm” như phần nào có sức mạnh góp gió căng buồm giúp đẩy thuyền ra biển khơi.
→ Con người ra khơi với khí thế phơi phới và niềm vui chinh phục biển cả.
Khổ 2: Thể hiện niềm tự hào về sự giàu có của biển
- Hình ảnh “cá bạc, cá thu” muốn nói lên sự phong phú của biển. Đồng thời, phép so sánh giữa “cá thu biển đông” với “đoàn thoi” muốn nói lên từng đàn cá lao trên mặt biển như đoàn thoi mang luồng ánh sáng trên tấm thảm biển rộng lớn.
- Ngoài ra, nhà thơ Huy Cận sử dụng phép nhân hóa, ẩn dụ “đêm ngày dệt biển” nhằm tạo nên nhiều màu sắc chuyển động hơn. Tiếng gọi cá “đến dệt lưới ta đoàn cá ơi” nhằm khẳng định niềm mong ước được đánh nhiều cá, cùng với sự lạc quan tươi vui và niềm tự hào về biển lớn.
Khổ 3 – 4 – 5 – 6
Khổ 3: Dân chài ra khơi với tư thế lớn lao
- Trong khổ thơ này sử dụng nghệ thuật phóng đại “lướt giữa mây cao với biển bằng” để nói lên con thuyền tuy nhỏ bé nhưng qua cái nhìn của tác giả đã sánh ngang với vũ trụ bao la. Bên cạnh đó, nghệ thuật ẩn dụ “lái gió với buồm trăng” nhằm muốn nói cảnh thiên nhiên hòa hợp cùng con người lao động.
- Hình ảnh ẩn dụ “dàn đan thế trận” muốn nói lên cuộc sống đánh cá như một trận chiến ác liệt. Sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền đánh cá) với tính lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) đã phần nào tạo nên những vần thơ sâu sắc và đẹp hơn bao giờ hết.
Khổ 4: Cảnh biển đẹp trong đêm
- Đầu khổ 4, nhà thơ Huy Cận đã liệt kê các loại cá quý như cá chim, cá nhụ, cá đé nhằm nói lên sự giàu có của biển cả. Ngoài ra, ông sử dụng nghệ thuật nhân hóa “cái đuôi em quẫy” kết hợp với tính từ chỉ màu sắc đã giúp lời thơ thêm sinh động.
- Đồng thời, phép so sánh giữa “đuôi cá” với “ngọn đuốc” đã gợi lên sự thú vị, giàu liên tưởng cho người đọc. Tác giả gọi cá bằng cách gọi “em” để nói lên sự yêu mến với cá, biển lớn và quê hương.
Khổ 5: Tinh thần lao động hăng hái và lòng biết ơn biển khơi
- Hình ảnh “ta hát bài ca gọi cá vào” đã thể hiện người dân biến một công việc nặng nhọc thành bài ca tươi vui, tiếng hát của họ có khả năng gọi cá vào lưới. Việc sử dụng bút pháp lãng mạn để miêu tả khiến công việc đánh cá trở nên thơ mộng hơn.
- Nghệ thuật so sánh giữa “biển” và “lòng mẹ” nhằm muốn nói sự rộng lớn, nhân từ của biển như người mẹ hiền luôn che chở, bao bọc con cái. Đây chính là lòng tự hào và biết ơn sâu sắc đến biển cả.
Khổ 6: Cảnh thu hoạch cá
- Hình ảnh “sao mờ kéo lưới kịp trời sáng” thể hiện sự hăng say của người dân khi thu hoạch cá vào thời điểm trời gần sáng. “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”, hình ảnh này miêu tả công việc đang dần trở nên khẩn trương với hy vọng đón được chùm cá nặng. Lúc kéo lưới lên cũng chính là khi kết thúc công việc đánh cá về đêm.
- Ngoài ra, hình ảnh “vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” còn muốn thể hiện mọi vật đã tràn ngập sức sống và bắt đầu cuộc sống mới.
Khổ 7: Khúc ca khải hoàn
- “Câu hát căng buồm với gió khơi” nhằm miêu tả nhờ gió thổi đã đưa câu hát của dân chài bay xa trên biển rộng. Đồng thời, hình ảnh “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” đã nói lên cảnh đoàn thuyền lướt sóng trở về như đua cùng thời gian và trở về cảng biển.
- “Mặt trời đội biển nhô màu mới” muốn nói lên niềm hy vọng cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc, người dân có thể làm chủ được cuộc sống của bản thân. Đặc biệt, từ láy “huy hoàng” nhằm nhấn mạnh niềm tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Lúc này, vẻ đẹp của thiên nhiên, con người hòa hợp nhuần nhuyễn tạo thành một vẻ đẹp thực sự tráng lệ.
Giá trị của tác phẩm Đoàn Thuyền Đánh Cá Văn Lớp 9
Giá trị nội dung
Bài thơ “đoàn thuyền đánh cá” lớp 9 này chính là khúc tráng ca nhằm ca ngợi cuộc sống lao động của người dân chài trong công cuộc xây dựng đất nước. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm tự hào to lớn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ sử dụng sáng tạo giữa các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng phong phú và độc đáo. Đồng thời, bài thơ còn mang âm hưởng tươi vui, khỏe khoắn, hào hùng và lạc quan của người dân làng chài.
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là những chia sẻ của Marathon Education về tác giả, tác phẩm đoàn thuyền đánh cá lớp 9. Hy vọng bài viết sẽ phần nào giúp các em học sinh yêu thích và hiểu rõ hơn nền văn học Việt Nam cũng như học tốt môn Văn 9 hơn. Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34