Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-323c76-f73.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2023 (có đáp án)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2023 (có đáp án)

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hà Nội

Đề thi vào lớp 10 Văn Hà Nội (các năm)

Đề thi vào lớp 10 Chuyên Văn Hà Nội 2017 → 2019

Đề thi vào lớp 10 Chuyên DHSP Văn Hà Nội 2017 → 2019

30 đề ôn thi vào 10 môn Văn 2022 – 2023

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Ngữ văn

Năm học 2018 – 2019

Thời gian: 120 phút

Phần I (6.0 điểm)

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một khúc tráng ca về lao động và về thiên nhiên đất nước.

Câu 1: Cho biết tên tác giả và năm sáng tác của bài thơ ấy.

Câu 2: Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở những câu thơ sau:

   “Thuyền ta lái gió với buồm trăng

   Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

Biện pháp tu từ nói quá cùng những hình ảnh giàu sức liên tưởng được sử dụng trong hai câu thơ này có tác dụng gì?

Câu 3: Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ hình ảnh người lao động ở khổ thơ dưới đây, trong đó sử dụng phép lặp để liên kết và câu có thành phần phụ chủ (gạch dưới những từ ngữ dùng làm phép lặp và thành phần phụ chủ)

   “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng

   Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

   Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

   Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Phần II (4,0 điểm)

Sau đây là một phần của cuộc trò chuyện giữa nhân vật Phan Lang và Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ):

   “Phan nói:

   Nhà cửa của tiên nhân, cây cối thành rừng, phần mộ của tiên nhân, cỏ gai lấp mắt. Nương tử dầu không nghĩ đến, nhưng còn tiên nhân mong đợi ở nương tử thì sao?

   Nghe đến đây, Vũ Nương ứa nước mắt khóc rồi nói:

   – Có lẽ không thể gửi mình ẩn vết ở đây được mãi, để mang tiếng xấu xa. Và chăng Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành nam. Cảm vì nỗi ấy, tôi tất phải tìm về có ngày.”

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu 1: Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh nào ? Từ “tiên nhân” được nhắc tới trong lời của Phan Lang để chỉ những ai?

Câu 2: Vì sao sau khi nghe Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt khóc” và quả quyết “tôi tất phải tìm về có ngày”?

Câu 3: Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Đáp án & Thang điểm

Phần I (6.0 điểm)

Câu 1:

Tác giả: Huy Cận . Năm sáng tác: 1958.

Câu 2:

– Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên: gió, trăng, mây, biển.

– Tác dụng của phép nói quá và những hình ảnh thiên nhiên trong 2 câu thơ:

+ Nhấn mạnh tầm vóc và vị thế lớn lao, tâm hồn lãng mạn, sự hòa hợp với thiên nhiên…

+ Thể hiện tình cảm của tác giả với người lao động, với thiên nhiên và cuộc sống mới.

Câu 3:

– Ghi chính xác câu thơ trong bài thơ “Răm tháng giêng” (Nguyên tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

(Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền)

Câu 4:

a. Hình thức:

– Đoạn văn đảm bảo dung lượng: 12 câu- Hình thức lập luận: diễn dịch (câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn).

– Đoạn văn không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả,…

– Thực hiện đủ yêu cầu Tiếng Việt trong bài viết: phép lặp và câu có thành phần phụ chú.

b. Nội dung:

– Khái quát: Đoạn thơ là một khúc ca ca ngợi hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ, ca ngợi vẻ đẹp tươi sáng của bình minh trên biển Hạ Long.

– Chi tiết:

+ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng”: con người chạy đua với thời gian, chạy đua với thiên nhiên để làm việc và cống hiến. Hình ảnh đó làm nổi lên bức tượng đài sừng sững của người lao động giữa vùng biển Hạ Long.

+ “Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng”: Tiếng “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, từ “xoăn tay” thể hiện tư thế chắc khỏe, cường tráng của người lao động; tư thế ấy đã khẳng định được vị thế của mình trước biển khơi; “chùm cá nặng” là thành quả lao động xứng đáng dành cho họ.

+ “Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông” đó là màu sắc của thân cá khiến cho không gian như bừng sáng; gợi sự liên tưởng tới sự giàu có của biển.

+ “Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng” là câu thơ chứa hình ảnh đối lập: “lưới xếp” là kết thúc ngày lao động, “buồm lên” là đón chào ngày mới.

+ “Nắng hồng”: là ánh nắng bình minh của ngày mới, một ngày trong trẻo, tươi sáng; còn là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời mới, tương lai mới cho đất nước, cho con người.

Phần II (4,0 điểm)

Câu 1:

Hoàn cảnh: sau buổi tiệc ở thủy cung.

Từ “tiên nhân” trong đoạn văn chỉ : người đời trước (cha ông, tổ tiên), Trương Sinh.

Câu 2:

Giải thích được lí do:

– Lời của Phan Lang chạm đến những nỗi niềm sâu kín của Vũ Nương.

– Vũ Nương còn nặng lòng với trần gian, khát khao phục hồi danh dự.

– Nội dung:

+ Hiểu ý niệm về gia đình.

+ Bàn luận xác đáng về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi người (là chiếc nôi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách; là điểm tựa, bến đỗ bình yên, nơi chắp cánh ước mơ…)

+ Có những liên hệ cần thiết và rút ra bài học.

– Hình thức: đảm bảo dung lượng, đúng kiểu văn nghị luận, có sự kết hợp các phương thức biểu đạt, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Đề thi môn: Ngữ văn

Năm học 2019 – 2020

Thời gian: 120 phút

Phần I (7,0 điểm)

Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Nhà thơ Hữu Thỉnh cũng góp vào đề tài này thi phẩm Sang thu sâu lắng

Câu 1: Bài thơ Sang thu được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi tên hai tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết theo thể thơ đó.

Câu 2: Trong khổ thơ đầu, tác giả đã đón nhận thu về với “hương ổi”, “gió se”, “sương chùng chình” bằng những giác quan nào? Cũng trong khổ thơ này, các từ “bỗng” và “hình như” giúp em hiểu gì về cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ?

Câu 3: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ nhân hóa trong câu thơ “Sương chùng chính qua ngõ”.

Câu 4: Khép lại bài thơ, Hữu Thỉnh viết:

   “Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.”

(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng hợp- phân tích – tổng hợp, em hãy làm rõ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần cảm thán (gạch dưới một câu bị động và một thành phần cảm thán).

Phần II (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Có người nói thành đạt là do gặp thời, có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho. Các ý kiến đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan, họ quên mất nguyên nhân chủ quan của con người.

   Thật vậy. Gặp thời tức là gặp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không chuẩn bị thì cơ hội cũng sẽ qua đi. Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục. Nhưng gặp hoàn cảnh ấy có người bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí có người lại gồng mình vượt qua”

(Nguyên Hương, Trò chuyện với bạn trẻ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2018)

Câu 1: Xác định một phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn in nghiêng ở trên và chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết.

Câu 2: Theo tác giả, khi gặp “hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục”, con người có những cách ứng xử nào?

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về ý kiến: Phải chăng hoàn cảnh khó khăn cũng là cơ hội để mỗi người khám phá khả năng của chính mình?

Đáp án & Thang điểm

Phần I (7,0 điểm)

Câu 1:

HS nêu đúng:

– Thể thơ năm chữ.

– Hai tác phẩm viết theo thể 5 chữ: “Ánh trăng” và “Mùa xuân nho nhỏ”.

Câu 2:

– Giác quan:

+ Khứu giác: hương ổi.

+ Xúc giác: gió se

+ Thị giác: sương chùng chình.

– Các từ “bỗng”, “hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng (bất ngờ, ngạc nhiên…), cảm xúc bâng khuâng (phân vân, băn khoăn…) của tác giả.

Câu 3:

Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa:

– gợi hình ảnh sương cố ý chậm lại, chuyển động nhẹ nhàng …

– Gợi tâm trạng lưu luyến (vương vấn, bịn rịn…), sự tinh tế và tình yêu thiên nhiên của tác giả.

Câu 4:

– Nội dung: Biết bám sát ngữ liệu, khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… ) làm sáng tỏ những cảm nhận tinh tế và sâu sắc của tác giả:

+ Về thiên nhiên, đất trời.

+ về đời ngời.

– Hình thức:

+ Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, diễn đạt rõ ý; không mắc lỗi chính tả…

+ Đúng đoạn văn tổng-phân-hợp.

+ Sử dụng đúng, gạch dưới 1 câu bị động, 1 thành phần cảm thán.

Phần II (3,0 điểm)

Câu 1:

Phép liên kết: phép nối.

– từ liên kết: “nhưng”

Câu 2:

Khi gặp hoàn cảnh khó khăn buộc phải khắc phục, có những cách ứng xử:

+ bi quan, thất vọng, chán nản, thối chí.

+ gồng mình vượt qua.

Câu 3:

– Nội dung:

+ hiểu được nội dung của ý kiến (vai trò, ý nghĩa của hoàn cảnh khó khăn đối với việc khám phá khả năng của bản thân mỗi người) và bày tỏ chính kiến của cá nhân (đồng ý/không đồng ý)

+ Bàn luận xác đáng, thuyết phục về nội dung ý kiến theo quan điểm của cá nhân.

+ có những liên hệ và rút ra bài học cần thiết.

– Hình thức: Đảm bảo dung lượng, có trình tự mạch lạc, lập luận chặt chẽ, diễn đạt rõ ý…


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34