Văn 12: Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vy - 25/05/2022

Ai đã đặt tên cho dòng sông là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12. Vì vậy, để cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường các em phải nắm rõ lý thuyết về tác giả và tác phẩm của bài. Qua bài viết này Marathon Education đã tổng hợp và chia sẻ đến các em những kiến thức cô đọng và đầy đủ nhất.

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường (Nguồn: Internet)

Cuộc đời

  • Ông sinh năm 1937 (hiện 84 tuổi).
  • Quê ông ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.  Hoàng Phủ Ngọc Tường từng học tại Huế.
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường có vốn hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, nhất là về địa lý, lịch sử và văn hóa Huế.
  • Ông là một trong những nhà văn chuyên viết bút kí và được đánh giá là “một trong những nhà văn viết kí hay nhất Việt Nam”.

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Phong cách sáng tác

  • Ông có phong cách sáng tác cực kì độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều, hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
  • Một số tác phẩm tiêu biểu của Hoàng Phủ Ngọc Tường là Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1984), Những dấu chân qua thành phố (1976), Miền gái đẹp (2001)…

Tìm hiểu chung về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông Văn 12

Tìm hiểu chung về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông Văn 12
Tìm hiểu chung về đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông Văn 12 (Nguồn: Internet)

Hoàn cảnh sáng tác 

  • Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” được viết tại Huế vào ngày 04/01/1981 và sau đó được in trong tập sách cùng tên, xuất bản năm 1984.
  • Bài bút kí có tất cả 3 phần, đoạn trích ở Sách giáo khoa Ngữ Văn 12 là phần đầu tiên.

Bố cục

Tác phẩm gồm 2 phần chính:

  • Phần 1: Từ đầu đến “chung tình với quê hương xứ sở” → Hành trình của dòng sông Hương.
  • Phần 2: Phần còn lại → Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thơ ca.

Ý nghĩa nhan đề

  • Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là câu hỏi gợi mở về việc lý giải nguồn gốc của dòng sông Hương. Bài bút kí đã giải đáp tên của dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của những người dân làng Thành Chung. Tên nhan đề cho bài bút ký được lấy dưới dạng một câu hỏi nhằm mục đích gợi mở, dẫn dắt người đọc về cội nguồn của tên gọi của dòng sông, nói lên niềm tự hào, khát vọng của con người khi muốn mang tiếng thơm, cái đẹp để gây dựng và vun đắp cho lịch sử và văn hóa của xứ Huế. Cùng với đó, qua nhan đề tác giả cũng thể hiện lòng biết ơn đối với những con người đã tìm ra và khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào sâu sắc về vẻ đẹp của đất nước.

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Văn 12

Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Văn 12 (Nguồn: Internet)

Vẻ đẹp đa cảnh của dòng sông Hương

  • Ở khúc thượng nguồn: Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”, “người con gái của rừng già”, “cô gái Digan”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”.
  • Ở vùng đồng bằng và ngoại vi thành phố: Sông Hương giống như người con gái lần đầu tiên bước đến với tình yêu vừa e thẹn ngại ngùng, vừa chủ động táo bạo.
  • Ở trong lòng cố đô: Sông Hương giống như người con gái đang đắm say tình tứ khi bên cạnh người mình yêu và là người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
  • Ở khúc biệt ly với Huế: Sông Hương như một người con gái luyến tiếc, thủy chung, đau lòng mà từ biệt người yêu.

Vẻ đẹp lịch sử

  • Sông Hương là một nhân chứng cho lịch sử ngàn năm của Huế và của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, nơi chứng kiến những mất mát và đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX.
  • Sông Hương như một công dân mang trong mình đầy trách nhiệm sâu sắc đối với tổ quốc: “biết hiến dâng đời mình để làm nên những chiến công hiển hách, gắn bó với Huế qua các cuộc đấu tranh anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng không thiếu những chiến công vang dội…”

Vẻ đẹp văn hóa

  • Sông Hương chính là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: Tất cả những bản âm nhạc cổ điển Huế, bản Tứ đại cảnh và những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều đều được sinh ra trên sông nước sông Hương.
  • Sông Hương chính là người tài nữ đánh đàn ở trong đêm khuya: Chẳng bao giờ lặp lại trong cảm hứng của những thi nhân.

Vẻ đẹp tên gọi

Sông Hương mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt và hoang dại, còn được ví với những hình ảnh đầy ấn tượng:

  • Là “bản trường ca của rừng già”: Hình ảnh này nhấn mạnh sức sống vừa mãnh liệt, vừa hùng tráng, vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên.
  • Là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại”: Hình ảnh này nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng mang đầy tình tứ của dòng sông. Tác giả đã nhân hoá con sông, làm nó hiện lên như một người có tâm hồn và cá tính.
  • Là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”: Hình ảnh này nhấn mạnh dòng sông Hương như là một đấng sáng tạo không ngừng góp phần tạo nên, bảo tồn và gìn giữ văn hoá dân tộc.

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tác giả và nội dung của tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Mong rằng những kiến thức tổng hợp này sẽ giúp các em thuận lợi trong quá trình ôn luyện và làm bài. Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan