Liên kết câu và liên kết đoạn văn – Ngữ văn 9

[email protected] - 17/08/2023

Để làm một bài văn hay và thu hút người đọc thì chúng ta cần nắm rõ một số quy tắc nhất định, trong đó không thể thiếu phương pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn. Vậy liên kết câu và đoạn văn là gì? Mời bạn cùng tìm hiểu với Marathon Education.

1. Khái niệm liên kết câu và đoạn văn

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (SGK):

Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1).  Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

Câu hỏi 1: Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản?

Câu hỏi 2: Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn.

Câu hỏi 3: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý các từ ngữ in đậm)?

>> Góc nâng cao kiến thức cùng Marathon – Luyện tập các thành phần biệt lập

⇒ Hướng dẫn trả lời:

Câu 1: Đoạn văn nói về cách phản ánh hiện thực của văn nghệ. Chủ đề của đoạn văn nằm trong chủ đề chung của toàn văn bản, đoạn văn là một phần tạo nên chủ đề chung.

Câu 2: Nội dung chính của mỗi câu:

Câu (1): Văn học sáng tác cần dựa trên thực tại.

Câu (2): Người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo.

Câu (3): Sự sáng tạo chính là thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mọi người.

Các câu trong đoạn văn được sắp xếp hợp lý và logic. Chúng có quan hệ với nhau và cùng làm nổi bật chủ đề của cả đoạn văn.

Câu 3:

– Lặp từ “tác phẩm”. Sử dụng từ cùng liên tưởng với từ “tác phẩm”: “nghệ sĩ”.

– Phép thế từ “nghệ sĩ” bằng từ “anh”.

– Dùng quan hệ từ “nhưng”.

– Cụm từ “cái đã có rồi” đồng nghĩa với cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”.

>> Cẩm nang Ngữ văn 9: Tìm hiểu tác phẩm mây và sóng

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

 

2. Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài tập liên kết câu và liên kết đoạn văn (SGK): Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau theo gợi ý nêu ở dưới.

Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề, không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.

(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)

Câu 1: Chủ đề của đoạn văn là gì? Nội dung các câu trong đoạn văn phục vụ chủ đề ấy như thế nào? Nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là hợp lý.

Câu 2: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào?

>> Bật mí cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Hướng dẫn trả lời:

Câu 1:

  • Đoạn văn khẳng định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực trí tuệ của người Việt Nam.
  • Nội dung các câu:
  • Câu 1,2: Phân tích và khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh.
  • Câu 3,4: Phân tích và khẳng định những điểm yếu.
  • Câu 5: Nhiệm vụ.

Câu 2: Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:

  • Phép nối: bên cạnh cái mạnh đó cũng còn – ấy là.
  • Phép thế: sự thông minh, nhạy bén với cái mới – bản chất trời phú ấy.
  • Phép lặp: lỗ hổng – lỗ hổng này.

Bài tập 2: Tại sao việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn là quan trọng?

Gợi ý: Việc liên kết giữa các câu trong một đoạn văn giúp cho đoạn văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu và logic hơn. Nếu không có liên kết, đoạn văn sẽ trở nên rời rạc, khó hiểu và không thể truyền đạt được thông điệp đầy đủ.

Bài tập 3: Hãy liệt kê một số từ nối thường được sử dụng để liên kết các câu trong một đoạn văn.

Gợi ý: Một số từ nối thường được sử dụng để liên kết các câu trong một đoạn văn bao gồm: và, hoặc, nhưng, tuy nhiên, do đó, bởi vậy, vì thế, vì, vì thế, ngoài ra, tóm lại, vậy nên, vì vậy, mặc dù, dù, dù cho, cũng như, giống như, như là, trong đó, cho rằng, theo tôi, theo như.

Bài tập 4:Hãy viết một đoạn văn ngắn sử dụng các từ nối để liên kết giữa các câu.

Ví dụ: Hôm nay trời nắng vàng, tôi quyết định đi dạo bộ. Tuy nhiên, tôi không mang theo mũ nón và không đeo kính râm. Giữa chừng, một cơn mưa bất chợt đổ xuống và tôi bị ướt sũng. Vì vậy, tôi quyết định đến quán cà phê gần đó để tránh mưa. Sau khi mưa dừng, tôi tiếp tục đi bộ và thấy rất nhiều hoa đang nở rực rỡ trên đường phố.

>> Dành cho bạn: Phân tích Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

bottom-banner

Các Bài Viết Liên Quan