Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b6985-e5cf.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b6985-e5d5.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162
Lý Thuyết Về Tích Phân Và Phương Pháp Tính Tích Phân Cơ Bản
Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b6985-e5da.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Lý Thuyết Về Tích Phân Và Phương Pháp Tính Tích Phân Cơ Bản

Vy - 18/02/2022

Warning: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-b6985-e5db.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in /opt/bitnami/wordpress/wp-includes/wp-db.php on line 2162

Tích phân là một trong những nội dung quan trọng của chương trình Toán học 12. Nắm chắc lý thuyết, phương pháp tính tích phân cơ bản sẽ giúp các em giải nhanh và chính xác các bài tập liên quan và đạt điểm cao trong các kỳ thi. Vì thế, trong bài viết này, Marathon Education sẽ giúp các em tìm hiểu chi tiết tích phân là gì và những phương pháp tính tích phân cơ bản thường gặp.

Định nghĩa tích phân

Tích phân là gì?
Tích phân là gì? (Nguồn: Internet)

Để học tốt tích phân, trước tiên các em cần nắm vững lý thuyết tích phân là gì. 

Xét hàm số f(x) xác định và liên tục trên đoạn [a;b]. Giả sử F(x) là một nguyên hàm của hàm số f(x) trên đoạn [a;b] thì F(b) – F(a) chính là tích phân từ a đến b của hàm số f(x), hay còn gọi là tích phân được xác định trên đoạn [a;b]. Cụ thể:

\intop^b_a f(x)dx=F(x)|^b_a=F(b)-F(a)

hoc-thu-voi-gv-truong-chuyen

 

Tính chất của tích phân

Để giải các bài toán tích phân, các em cần nắm được những tính chất cơ bản sau của tích phân:

các tính chất của tính phân

Phương pháp tính tích phân

Khi giải các bài tập tích phân, các em có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, 2 phương pháp cơ bản được áp dụng nhiều nhất là đổi biến số và tích phân từng phần.

Phương pháp đổi biến số

Cho hàm số f(x) được xác định và có đạo hàm liên tục trên đoạn [a;b]. Các em có thể sử dụng phương pháp đổi biến số để tính tích phân. Công thức đổi biến số cụ thể:

\intop^b_af(u)u'(x)dx=\intop^{u(b)}_{u(a)}f(u)du

Sau đây là các dạng tích phân và cách đổi biến số thường gặp mà các anh chị Marathon đã tổng hợp được. Các em hãy tham khảo và áp dụng để giải bài tập:

Tổng hợp các dạng tích phân và cách đổi biến

Phương pháp tích phân từng phần

Các em nên áp dụng phương pháp tích phân từng phần để giải nhanh chóng và chính xác những bài tập mà hàm số đã cho thuộc dạng:

  • Hàm đa thức – hàm mũ
  • Hàm đa thức – hàm lượng giác
  • Hàm mũ – hàm lượng giác
  • Hàm logarit – hàm đa thức

Công thức tích phân từng phần :

\intop^b_au(x)v'(x)dx=u(x)v(x)|^b_a-\intop^b_au'(x)v(x)dx

Các dạng bài tập tích phân cơ bản

Dạng 1: Hàm logarit

Ví dụ: Các em hãy tính tích phân của hàm số:

I=\intop^1_0e^x(2e^x+1)^3dx

Bài giải:

Ta có:

\begin{aligned}
I&=\intop^1_0e^x(2e^x+1)^3dx\\
&=\frac{1}{2}\intop^1_0(2e^x+1)^3d(2e^x+1)\\
&=\left.\frac{1}{2}.\frac{(2e^x+1)^4}{4}\right|^1_0\\
&=\frac{1}{2}\left[\frac{(2e+1)^4}{4}-\frac{81}{4} \right]\\
&=\frac{(2e+1)^4}{8}-\frac{81}{8}
\end{aligned}

Dạng 2: Hàm phân thức

Ví dụ: Các em hãy tính tích phân của hàm số:

I=\intop^4_3\frac{x+1}{x-2}dx

Bài giải:

Ta có:

\begin{aligned}
I&=\intop^4_3\frac{x+1}{x-2}dx\\
&=\intop^4_3\left(1+\frac{3}{x-2}\right)dx\\
&=[x+3ln(x-2)|^4_3\\
&=(4+3ln2)-(3+ln1)\\
&=1+3ln2
\end{aligned}

Dạng 3: Hàm căn thức

Ví dụ: Các em hãy tính tích phân của hàm số:

I=\intop^4_0\sqrt{2x+1}dx

Bài giải:

Ta có:

\begin{aligned}
I&=\intop^4_0\sqrt{2x+1}dx\\
&=\frac{1}{2}\intop^4_0\sqrt{2x+1}d(2x+1)\\
&=\left.\frac{1}{2}.\frac{2}{3}(2x+1)\sqrt{2x+1}\right|^4_0\\
&=9-\frac{1}{3}=\frac{26}{3}
\end{aligned}

Dạng 4: Hàm đa thức

Ví dụ: Các em hãy tính tích phân của hàm số:

I=\intop^1_0(3x^2+2x-1)dx

Bài giải:

Ta có:

\begin{aligned}
I&=\intop^1_0(3x^2+2x-1)dx\\
&=\intop^1_03x^2dx+\intop^1_02xdx-\intop^1_0dx\\
&=(x^3+x^2-x)|^1_0=1
\end{aligned}

Dạng 5: Hàm lượng giác

Ví dụ: Tính tích phân của hàm số:

I=\intop^{\frac{\pi}{2}}_0sin3x.cosxdx

Bài giải: 

Ta có:

\begin{aligned}
I&=\intop^{\frac{\pi}{2}}_0sin3x.cosxdx\\
&=\frac{1}{2}\intop^{\frac{\pi}{2}}_0(sin4x+sin2x)dx\\
&=\left.\frac{1}{2}\left[-\frac{1}{4}cos4x-\frac{1}{2}cos2x\right]\right|^{\frac{\pi}{2}}_0\\
&=\frac{1}{2}\left[-\frac{1}{4}(cos2\pi-cos0)-\frac{1}{2}(cos\pi-cos0)\right]\\
&=\frac{1}{2}\left[-\frac{1}{4}(1-1)-\frac{1}{2}(-1-1)\right]=\frac{1}{2}
\end{aligned}

Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education

 

 

 

Qua bài viết này, Team Marathon Education đã giúp các em hiểu thêm định nghĩa tích phân. Bên cạnh đó, các em biết được những phương pháp tính tích phân cũng như những dạng bài tập cơ bản. Hy vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học và ôn tập cho các kỳ thi quan trọng. 

Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!


Fatal error: Uncaught wfWAFStorageFileException: Unable to save temporary file for atomic writing. in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php:34 Stack trace: #0 /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php(658): wfWAFStorageFile::atomicFilePutContents() #1 [internal function]: wfWAFStorageFile->saveConfig() #2 {main} thrown in /opt/bitnami/wordpress/wp-content/plugins/wordfence/vendor/wordfence/wf-waf/src/lib/storage/file.php on line 34